Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Dẫn lễ Vọng Phục Sinh

THỨ BẢY TUẦN THÁNH
CANH THỨC VƯỢT QUA
MỪNG CHÚA PHỤC SINH
Thưa cộng đoàn phụng vụ,
Sau những tuần ăn chay, hãm mình, cầu nguyện, thực hành việc lành bác ái, bây giờ tới lúc Giáo Hội cùng con cái vui mừng cử hành cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô. Nghi thức công bố Tin Mừng Phục Sinh này thật trọng thể, với việc làm phép lửa mới, việc rước nến Phục Sinh, tượng trưng cho Chúa Kitô, và LM (Thày phó tế) công bố Tin Mừng Phục Sinh, kêu gọi mọi người vui mừng hân hoan vì Chúa đã sống lại ! Mọi người cầm nến cháy sáng trong tay để chia sẻ niềm vui với Giáo Hội và đón nhận Chúa Kitô là ánh sáng của mọi người và của thế gian.
Sau khi đã công bố Tin Mừng Phục Sinh, Phần Lời Chúa cho đọc 7 bài sách thánh Cựu ước (St 1,1-2,2; St 22, 1-18; Xh 14,15-15,1a (riêng bài Xuất hành này không bao giờ được bỏ); Is 54,5-14; Is 55, 1-11; Br 3, 9-15.32 – 4, 4 ; Ed 36, 16-17a.18-28), một bài Tân ước (Rm 6,3-11) : nói lên những kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện, kể từ việc tạo dựng; thử thách lòng tin của ông Abraham; cứu thoát Dân Israel khỏi biển đỏ; tỏ lòng nhân nghĩa với dân thánh; thiết lập giao ước mới, kêu mời dân thánh dõi bước trong ánh sáng của Chúa, được tẩy rửa khỏi những tội lỗi và được ban tặng một quả tim mới; sau đó là lời mời gọi sống công chính như tạo vật mới theo ơn sủng của Chúa Kitô sống lại. Cuối cùng là bài tường thuật biến cố sống lại (chu kỳ 3 năm, mỗi năm một bài khác nhau).
Phần thứ ba của Nghi thức Vượt qua là Phụng vụ Thánh Tẩy. Sau thời gian học đạo và sống thời gian dự tòng
(chầu nhưng) trong suốt Mùa Chay, lúc này các dự tòng lãnh nhận các bí tích khai tâm kitô giáo: Thánh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể, để được cùng chết với Chúa Kitô và sống lại với Ngài, nên tạo vật mới. Họ là thành phần Dân Chúa, và lần đầu tiên họ được cùng mọi người đọc lời nguyện tín hữu. Nếu không có việc cử hành các bí tích khai tâm Kitô giáo, Giáo Hội khuyên nên cử hành lễ nghi Thánh Tẩy cho trẻ em. Nếu có giếng Thánh Tẩy, thì làm phép giếng và nước. Lời kinh làm phép này nói lên lịch sử Thiên Chúa cứu độ con người qua các biến cố, trong đó Thiên Chúa dùng nước để thực hiện việc cứu rỗi. Ngày nay sức mạnh của nước này là chính nước Thánh Tẩy đổ trên dự tòng cùng với sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Sau nghi lễ này, tất cả cộng đoàn nhắc lại các lời hứa khi chịu phép Thánh Tẩy mà cha mẹ hay người đỡ đầu đã nói thay họ.
Sau cùng là phụng vụ Thánh Thể. Mọi tín hữu và tân tòng cùng dâng lên Thiên Chúa Cha Chiên Con vẹn sạch, hy tế của ơn cứu rỗi. Trong kinh nguyện Thánh Thể, Giáo Hội cầu cho các Tân tòng. Thánh lễ là hy tế Vượt Qua, và hôm nay trong đêm vọng Phục Sinh, thánh lễ này mang một tầm quan trọng đặc biệt, vì là tột đỉnh của tất cả nghi thức vọng Vượt Qua.
Niềm hân hoan Phục Sinh còn được cử hành trong Ngày Đại lễ Phục Sinh và trong cả Mùa Phục Sinh, cho đến lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống, tất cả được coi như là một đại lễ Phục Sinh. Alleluia !

PHẦN THỨ NHẤT: KHAI MẠC TRỌNG THỂ ĐÊM CANH THỨC
(tại cuối thánh đường)
Giờ đây, chúng ta chính thức khai mạc đêm canh thức Vượt Qua. Nghi thức này được diễn ra trong cảnh tăm tối - tăm tối của tội lỗi và của cái chết. Cảnh tăm tối này như họa lại lịch sử nhân loại không có mầm ơn cứu độ. Nhưng một khi được Anh Sáng của Đức Kitô Phục Sinh chiếu soi; tội lỗi được xoá bỏ; sự chết chuyển thành sự sống với Đức Kitô đi từ cuộc tử nạn đến Phục Sinh.
1. Làm phép lửa và chuẩn bị nến Phục Sinh
Lời dẫn: “Sống lại nghĩa là đi từ sự chết qua sự sống, từ bóng tối vào ánh sáng. Chúa Kitô đã sống lại. Người là ánh sáng soi chiếu trong đêm tối cuộc đời. Cha Chủ tế làm phép lửa. Lửa tượng trưng Chúa Kitô, Anh Sáng thế gian”
a. Lời kêu mời: Chủ tế (SLRM tr. 280, số 8)
Lời dẫn: Trong mầu nhiệm Kitô giáo, lửa tượng trưng Chúa Kitô, Anh Sáng thế gian. Người đem lửa tình yêu cho nhân loại nhờ tác động của Chúa Thánh Thần để sưởi ấm vũ trụ và tâm hồn mỗi người.
b. Làm phép lửa: Lời nguyện làm phép lửa (số 9).
c. Thắp nến Phục Sinh.
Lời dẫn: “Nến PHỤC SINH tượng trưng Chúa Kitô, Anh Sáng thế gian. Vì thế, khi làm phép nến, Hội Thánh dùng những danh từ mang ý nghĩa chỉ về Chúa Kitô; đồng thời xin ánh sáng Chúa chiếu rọi tới đâu thì quyền năng Thiên Chúa đánh tan mưu thâm chước độc của ma quỷ tới đó.
d. Vẽ Thánh Giá và các ký hiệu
Lời dẫn: Gắn 5 hạt hương tượng trưng cho 5 dấu thánh của Chúa Kitô.
e. Gắn 5 hạt hương và sau đó lấy lửa từ lò thắp vào nến Phục Sinh với lời cầu nguyện.
2. Kiệu nến Phục Sinh
Rước nến Phục Sinh với ba lần tung hô Anh Sáng Chúa Kitô (lần nhất: thắp nến cho quý cha đồng tế và khởi hành; lần hai: giữa thánh đường và thắp nến giáo dân; lần ba: trên cung thánh và bật đèn thánh đường).
(mời cộng đoàn quỳ gối thờ lạy sau mỗi lần đáp “Tạ ơn Chúa”)

Lời dẫn :
a. Chuẩn bị kiệu nến:
Ánh Sáng Chúa Kitô phá tan bóng tối và đem lại hạnh phúc, tình người. Giờ đây, chúng ta hãy bước đi dưới ánh sáng công chính của Chúa Kitô Phục Sinh.
b. Sau “ASCKT”lần 1 (xin thắp nến cho quí cha đồng tế)
“Thầy là Anh sáng đến trong thế gian. Vậy các con hãy thắp sáng niềm tin đó cho mọi người”. Là những môn đệ đã được thánh hiến qua việc tham dự chức vụ tư tế, các linh mục hơn bao giờ hết, cần phải để cho Chúa Kitô thắp sáng đời mình. Từ đây, các Ngài sẽ loan truyền ánh sáng đó cho muôn dân.
c. Sau “ASCKT”lần 2 (xin thắp nến cho cộng đoàn):
“Tôi đến mang lửa cho thế gian, để lửa bao trùm và thanh tẩy vạn vật”. Là những Kitô hữu được ghi ấn tích trong ngày chịu phép Thánh Tẩy, chúng ta phải có nhiệm vụ đem ánh sáng được đón nhận nơi Chúa Kitô đến với mọi người.
d. Sau “ASCKT”lần 3 (bật đèn sáng cả thánh đường) :
“Ngày xưa, giữa lúc nhân loại đang chìm đắm trong tội lỗi và sự chết, Chúa Kitô đã PHỤC SINH mang lại sự sống, Anh sáng, ân sủng, chiến thắng và vinh quang cho mọi người. Hôm nay, giữa đêm tối đang bao trùm chúng ta, nến PHỤC SINH tượng trưng Chúa Kitô Phục Sinh, đã chiếu toả ánh sáng, sự sống và niềm hân hoan cho chúng ta.”
3. Công bố Tin Mừng Phục Sinh
(Xông hương nến Phục Sinh và bản công bố Tin Mừng Phục Sinh).
PHẦN THỨ HAI : PHỤNG VỤ LỜI CHÚA
4. Lời mời gọi của cha chủ tế (SLRM. tr. 289 số 22)
5. Lời dẫn bài đọc 1 : [St 1,1 - 2,2]
“Tạo vật được Thiên Chúa dựng nên là trời, đất và muôn loài muôn vật, là dấu ấn Thiên Chúa hiện diện. Nhưng tạo vật được Thiên Chúa tái tạo sau Phục Sinh mới là dấu ấn Thiên Chúa cứu độ”.
6. Đáp ca : Tv 32
7. Lời nguyện của Cha Chủ sự
8. Lời dẫn Bài đọc 2 : [St 22, 1-18]
Lòng tin của tổ phụ Abraham đạt tới đỉnh cao nhất, khi ông sẵn sàng hiến tế chính con một là Isaac. Do đó, ông trở thành cha của hết mọi kẻ tin. Hình ảnh Isaac vác củi lên núi, cũng tiên báo việc Đức Kitô, Con Một mà Thiên Chúa không ngần ngại phó nộp vì yêu thương chúng ta.
Mời cộng đoàn cùng lắng nghe Lời Chúa.
9. Đáp ca : Tv 15
10. Lời nguyện của cha chủ sự
11. Lời dẫn bài đọc 3 : [Xh 14,15 - 15,1a]
(bài này không bao giờ được bỏ
“Thiên anh hùng ca giải thoát dân Israel khỏi ách nô lệ Ai Cập là bằng chứng hùng hồn việc Thiên Chúa đang hướng dẫn lịch sử nhân loại tới hồng ân cứu độ.”
12. Đáp ca : Xh 15,1b-2.2-4.5-6.17-18
13. Lời nguyện của cha chủ sự
14. Lời dẫn bài đọc 4 : [Is 54,5-14]
Dân Israel được Chúa coi như bạn trăm năm, nhưng họ đã phản bội. Dầu vậy, tình yêu của Chúa vẫn trung thành và bất diệt, không hề thay đổi. Đó cũng chính là tình yêu của Chúa đối với chúng ta, nhờ đó mà chúng ta được cứu chuộc.
Mời cộng đoàn cùng lắng nghe Lời Chúa.
15. Đáp ca : Tv 29
16. Lời nguyện của cha chủ sự
17. Lời dẫn bài đọc 5 : [Is 55, 1-11]
Lương thực mà Chúa cung cấp miễn phí, tượng trưng cho hồng ân Chúa ban, vì tình thương của Người. Đặc biệt là Lời Chúa, là nước Thánh Tẩy, là Thánh Thể mà chúng ta nhận trong giáo ước mới, được thiết lập nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô.
Mời cộng đoàn cùng lắng nghe Lời Chúa.
18. Đáp ca : Is 12, 2-3.4bcd.5-6
19. Lời nguyện của cha chủ sự
20. Lời dẫn bài đọc 6 : [Br 3, 9-15.32 – 4, 4]
Dân Israel bị lưu đầy vì đã bỏ nguồn mạch khôn ngoan. Nhưng Thiên Chúa đã cho Đức Khôn Ngoan đến với loài người. Đức Khôn Ngoan ấy là chính Đức Kitô chịu đóng đinh. Bởi sự khôn ngoan của Thiên Chúa luôn vượt hẳn trí hiểu của loài người.
Mời cộng đoàn cùnglắng nghe Lời Chúa
21. Đáp ca : Tv 18
22. Lời nguyện của cha chủ sự
23. Lời dẫn bài đọc 7 : [Ed 36, 16-17a.18-28]
Vì tội lỗi, dân Chúa phải sống lưu vong. Nhưng Thiên Chúa không quên giao ước của Người, Người hứa qui tụ và thanh tẩy họ, ban cho họ một quả tim mới. Đặt thần khí của Người vào trong lòng họ. Đức Kitô Phục Sinh đã thực hiện lời hứa đó.
Mời cộng đoàn cùng lắng nghe Lời Chúa.
24. Đáp ca : Tv 50
25. Lời nguyện của Cha Chủ sự
26. Hát kinh Vinh Danh (Một người trực sẵn đổ chuông lớn và lễ sinh rung chuông, chưng bông ....)
27. Lời nguyện Nhập lễ
28. Lời dẫn bài Thánh Thư : [Rm 6, 3-1]
Đức Kitô hôm qua hôm nay và mãi mãi là Đấng Phục Sinh vinh hiển và là Đấng cứu độ chúng ta.
29. Lời dẫn vào Đại Tiền Xướng :
Nào cảm tạ Chúa vì Chúa hảo tâm. Nào ngợi khen Chúa vì Chúa đã sống lại. Niềm vui của chúng ta sẽ được xướng lên một cách trang trọng trong tiếng Hallêluia : Hãy chúc tụng Chúa
30. Cha chủ sự xướng Halleluia và cộng đoàn đáp (3 lần; đứng)
31. Hát Tv 117 (đứng)
32. Bài Tin Mừng : (tuỳ theo năm A, B, C)
(Lưu ý : Lễ sinh chuẩn bị bình hương lửa)
33. Giảng lễ
(Lưu ý : sau bài giảng KHÔNG ĐỌC kinh Tin Kính vì sẽ tuyên xưng ở phần sau)
PHẦN THỨ BA : PHỤNG VỤ THÁNH TẨY
34. Lời mời gọi làm phép nước (SLRM cuối tr. 294. Nếu không có người chịu phép Thánh Tẩy, đọc ngay từ số 45 tr. 298)
(Sau lời nguyện, lễ sinh múc nước vào bình nhỏ và chuẩn bị dùi để cha chủ sự đi rảy nước thánh trên cộng đoàn)
43. Lặp lại lời tuyên hứa khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy (SLRM số 46 tr. 299. Lưu ý : Đốt lại nến cho mọi người)
35. Rảy nước thánh : (Ca đoàn hát) : Tôi đã thấy nước...
36. Lời nguyện Tín hữu (Tại Giảng đài)
PHẦN THỨ TƯ : PHỤNG VỤ THÁNH THỂ (như thường lệ)
37. Chủ tế và cộng đoàn nhớ thêm 2 lần Hallêluia sau lời chúc kết lễ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét