Hiển thị các bài đăng có nhãn CN27. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CN27. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

KIÊN NHẪN CẦU NGUYỆN (Lc 11,5-13)



Thứ năm tuần XXVII TN
Xã hội càng văn minh, khoa học càng tiến bộ con người càng mất kiên nhẫn. Chỉ cần máy tính khởi động chậm tí là ta bực bội, ai trễ hẹn tí là ta giận dữ. Chờ đợi là hai tiếng mà ta muốn loại ra khỏi từ điển cuộc sống mỗi ngày.
Sứ điệp lời Chúa hôm nay mời ta sống chậm lại và biết chờ đợi với niềm hy vọng. Thiên Chúa không phải là một cái máy, hễ ta nhấn Enter là buộc Ngài phải “trả lời” ngay. Thiên Chúa mời gọi ta đi vào tương quan với Ngài, một cách chậm rãi nhưng sâu sắc, một tương quan sống động và đòi hỏi biết khám phá, một tương quan mang thông điệp hy vọng : Cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gỏ cửa thì sẽ mở cho.

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Khát khao cầu nguyện (Lc 11,1-4)

Tuần XXVII – Thứ Tư


Có một lần Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người : "Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông."

Cầu nguyện là nhu cầu không thể thiếu đối với con người, nhất là trong tương quan với Thiên Chúa. Bởi cầu nguyện là lúc con người trò chuyện với Thiên Chúa, thân thưa với Ngài những tâm tư, tình cảm của mình; chia sẻ với Ngài những uất ức hay sướng vui, những lo toan hay hân hoan trong cuộc sống.
Tin Mừng Luca nhiều lần đề cập đến đời sống cầu nguyện của Đức Giê-su. Người thường tách riêng ra một mình để cầu nguyện. Trước những biến cố quan trọng, Người thức suốt đêm để cầu nguyện. Đời sống cầu nguyện của Đức Giê-su đã tác động các môn đệ, đã khơi lên nơi các ông nhu cầu sâu thẳm nhất của con người, khiến các ông phải chủ động đến xin Đức Giê-su dạy mình cầu nguyện.
Thường xuyên quì gối cầu nguyện say đắm cầu nguyện trong nhà thờ, nhà bác học Ampère (1775-1836) đã gây sự chú ý cho một chàng sinh viên. Lần nọ, chàng mạnh dạn tiến đến hỏi nhà bác học, để trở thành một nhà khoa học vĩ đại hay là trở thành một con người cầu nguyện, điều nào dễ hơn. Ampère đã khiêm tốn trả lời: con người chỉ trở nên vĩ đại khi cầu nguyện mà thôi!
Có bao giờ đời sống cầu nguyện của chúng ta khiến cho ai khác phải tò mò tìm hiểu? Việc cầu nguyện của chúng ta có giúp đưa người khác đến gần Thiên Chúa, có khơi lên nơi người khác một khát khao nào đó cần thỏa lấp? Chỉ khi chính chúng ta đã chìm đắm trong cầu nguyện, đã khỏa lấp nỗi khát khao của chính mình thì ta mới có thể tác động nơi người khác bằng chính đời sống cầu nguyện của ta.


Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Ở lại và lắng nghe (Lc10,38-42)

Tuần XXVII - Thứ Ba

40 Cô Mác-ta thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói : "Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao ? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay !" 41 Chúa đáp : "Mác-ta ! Mác-ta ơi ! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá ! 42 Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi."

Một nhóm sinh viên lên kế hoạch đi thăm các cụ già neo đơn. Tôi hỏi các em đã chuẩn bị những gì. Các em đáp chẳng có gì nhiều, chủ yếu là đến trò chuyện và lắng nghe họ chia sẻ. Vâng! Người ta thường bảo người già hay nói nhiều. Cũng phải thôi khi họ sống trong cảnh neo đơn, một đời trải qua với bao kinh nghiệm, bao tâm tư vậy mà có mấy ai chịu ngồi lại với họ để nghe họ chia sẻ. Được chia sẻ và có người lắng nghe họ chia sẻ là một nhu cầu và ước muốn lớn của các cụ. Ngược lại, ở lại và lắng nghe người khác chính là cách thức bày tỏ tình yêu. Đó cũng là điều mà Đức Giê-su đã đề cập đến trong bài Tin Mừng hôm nay.
Tất bật phục vụ khách ghé nhà là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Do thái. Chính tổ phụ Apraham cũng tự tay lấy nước và rửa chân cho ba người khách (x. St 18,4). Matta kế thừa truyền thống của dân tộc và cô cho như thế là cách phục vụ tốt nhất. Tiếc cho cô là thời đại đã đổi thay! Đức Giê-su đến đã đưa ra một cách thức phục vụ mới, đó là ở lại bên nhau và lắng nghe nhau. Đức Giê-su không nói lựa chọn của Matta là sai, nhưng nó sẽ tốt hơn nếu cô không quá lo lắng đến nỗi bỏ qua điều quan trọng là “ở lại và lắng nghe”.
Ở lại và lắng nghe là hành động của những tâm hồn thực sự yêu nhau. Vì yêu thương, họ không hề hối tiếc thời gian hay bất cứ điều gì khác để được ở bên nhau và lắng nghe nhau. Đời sống đức tin cũng mời gọi chúng ta ở lại bên Chúa để lắng nghe Chúa cũng như ở lại bên tha nhân để lắng nghe tha nhân. Đó cũng là cách thức sống điều răn mến Chúa yêu người vậy!
Chúa đã mời gọi “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15,9), xin cho chúng con luôn ở lại để lắng nghe và cảm nghiệm tình thương của Chúa, nhờ đó, chúng con có thể ở lại và chia sẻ tình thương Chúa cho anh chị em mình.

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Ai là người thân cận của tôi ? (Lc 10, 25-37)

Tuần XXVII - Thứ Hai


25 Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng : "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ?" 26 Người đáp : "Trong Luật đã viết gì ? Ông đọc thế nào ?" 27 Ông ấy thưa : "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình." 28 Đức Giê-su bảo ông ta : "Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống."
29 Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng : "Nhưng ai là người thân cận của tôi ?" 30 Đức Giê-su đáp : "Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp...  36 Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp ?" 37 Người thông luật trả lời : "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy." Đức Giê-su bảo ông ta : "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy."

Bài Tin mừng ngày hôm nay đưa chúng ta vào trọng tâm của giáo lý Do Thái giáo và Ki-tô giáo. Thực vậy, nhà thông luật đã đại diện cho toàn thể các tín hữu mọi thời đại để hỏi Đức Giê-su (dù cho ông chỉ muốn thử Người) câu hỏi quan trọng nhất: Phải làm gì để được sự sống đời đời? Qua câu trả lời của chính ông, một cách gián tiếp, Đức Giê-su cũng trả lời cho tất cả chúng ta bằng cách nhắc lại điều răn của Cựu Ước. Một điều răn căn bản mà hầu như tất cả mọi người đều biết, đó là luật mến Chúa và yêu người mà Cựu Ước đã thường xuyên nhắc đi nhắc lại.
Tuy nhiên nhà thông luật đã nêu lên một vấn nạn quan trọng, đó là: Ai là người thân cận của tôi? Theo ngôn ngữ tiếng Việt, người thân cận ám chỉ những người bà con trong gia đình, chòm xóm láng giềng gần gũi hay bạn bè thân thuộc. Xa hơn nữa, người thân cận ám chỉ những người nghèo khổ khó khăn cần sự giúp đỡ. Đây cũng chính là quan niệm của người Do Thái.

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

VIỆC BỔN PHẬN (Lc 17, 7-10)

Đức Giê-su nói: "Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó : 'Mau vào ăn cơm đi', chứ không bảo : 'Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau !' ?  Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao ? Đối với anh em cũng vậy : khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói : chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi."


Thuyết chính danh
Nho giáo đề cao thuyết chính danh: quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử, nghĩa là mỗi người phải sống đúng theo danh phận của mình thì xã hội sẽ tốt đẹp. Chồng sống cho ra chồng; vợ sống cho ra vợ; cha sống cho ra cha; con sống cho ra con. Ngày nay, thuyết này chẳng còn mấy ai lưu tâm nữa, đó là nguyên nhân của những bi kịch vẫn xảy ra hàng ngày: chồng bạo lực với vợ, vợ lừa chống, con đánh giá, cha giết con, v.v..
Suy niệm
Bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su nhắc nhở việc bổn phận của mỗi người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những bổn phận riêng của mình, cần phải chu toàn với lòng khiêm tốn chứ không phải để đòi công trạng.