Hiển thị các bài đăng có nhãn CN26. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CN26. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

SỐNG LỜI CHÚA



Chúa nhật 26 TNA (Mt 21,28-32)


“Tôi rất ngưỡng mộ Đức Giê-su và giáo lý của Ngài nhưng tôi chưa trở thành một Ki-tô hữu bởi vì các Ki-tô hữu chưa sống giáo lý của Ngài”. Đó là tâm sự của Mahatma Gandhi, vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ. Quả thật, chính bài giảng trên núi và nhất là tám mối phúc là khởi hứng cho chính sách bất bạo động của ông. Ông cũng có ý định theo đạo Công giáo, thế nhưng một biến cố đáng tiếc đã xảy ra. Khi còn là sinh viên, trong một lần đến nhà thờ để cầu nguyện, người giữ cửa nhà thờ đã chận lại và mời ông tìm đến một nhà thờ khác dành cho người da màu. Ông tự ái trở về và không bao giờ đến nhà thờ nữa.
Câu chuyện trên cũng là một lời chất vấn cho chúng ta, những Ki-tô hữu, rằng chúng ta đã sống theo giáo lý và Tin Mừng của Đức Giê-su hay chưa? Chúng ta nghe lời Chúa rất nhiều nhưng đã sống lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày hay chưa? Lời Chúa hôm nay cho thấy, điều quan trọng không chỉ là nghe và nói lời Chúa nhưng là thực thi lời Chúa.
Điều đó đòi hỏi chúng ta không chỉ “giữ đạo trong nhà thờ” nhưng mời gọi chúng ta “đem đạo vào trong cuộc sống”. Có như vậy chúng ta mới xứng đáng là những người thừa hưởng Nước Trời.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Sứ điệp bình an (Lc 10, 1-9)

Tuần XXVI - Thứ Năm

Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường.Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này!”
Bài Tin mừng hôm nay tường thuật lại việc Đức Giê-su sai bảy mươi hai môn đệ ra đi. Sau một thời gian ở với Chúa, được nghe những lời Chúa giảng, được chứng kiến những dấu lạ Người làm, nay đến lượt các ông được sai đi để dọn đường cho Chúa. Ở đây, không phải Đức Giê-su sai mười hai tông đồ nhưng là sai bảy mươi hai môn đệ. Điều này cho thấy tính phổ quát của sự việc. Đức Giê-su cần nhiều người cộng tác với Người trong việc đi đến các làng mạc mà loan báo sứ điệp của Chúa.
Điều này vẫn còn đúng trong thời đại ngày nay. Chúa đang cần nhiều cánh tay để tiếp nối sứ vụ của Chúa trong trần gian này. Chúng ta, những người Ki-tô hữu, nhờ Giáo hội và qua Giáo hội, chúng ta đã đến với Chúa, đã nghe những lời Chúa giảng, đã biết những việc Chúa làm, đã được Chúa ngự vào lòng qua bí tích Thánh Thể, đến lượt chúng ta cũng được sai đi để làm sứ giả cho Chúa. Đây là niềm hạnh phúc và là trách nhiệm của mỗi người chúng ta, vì sứ mạng truyền giáo của Giáo hội cũng là sứ mạng của mỗi thành viên. Sứ mạng của chúng ta ngày nay không nhất thiết là phải đi từ làng này đến làng khác nhưng là chính trong môi trường sống của chúng ta. Miễn sao nội dung của sứ điệp vẫn là “bình an cho nhà này!”.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Giàu có để làm gì?

Nếu hỏi mọi người có muốn giàu có không thì có lẽ ai cũng sẽ trả lời là có. Thế nhưng nếu hỏi tiếp giàu để làm gì thì có lẽ sẽ có vô vàn câu trả lời khác nhau.
Gần đây, dư luận hay bàn tán xôn xao về các đại gia Việt Nam: Nào là mua xe khủng, đám cưới tổ chức vài chục tỷ, nào là ăn chơi sành điệu, sống đúng phong cách, đẳng cấp. Trong khi đó, ở một thái cực khác, nhiều người, nhiều gia đình suốt đời chỉ ao ước có một “ngôi nhà mơ ước” mà cũng không có. Đó phải chăng là nghịch lý mà đồng tiền mang lại: kẻ ăn không hết, người làm không ra.
Đến đây tôi lại nhớ đến Quách Tĩnh, một nhân vật tiểu thuyết của Kim Dung. Quách Tĩnh được mọi người biết đến như là “chàng khờ”. Thế nhưng Kim Dung lại khéo léo “sắp xếp” để cho “chàng khờ” này có một cuộc tranh luận với Thành Cát Tư Hãn về đề tài Anh Hùng. Thành Cát Tư Hãn hãnh diện cho mình là Anh hùng vì đã đánh Tây dẹp Bắc, thâu tóm đất khắp cả thiên hạ. Quách Tĩnh chỉ cần một câu hỏi đã làm đảo ngược tình thế! Chàng hỏi: “thế khi chết người ta cần bao nhiêu đất?” Thành Cát Tư Hãn bất ngờ trước câu hỏi này và càng khó chịu hơn với cách lý luận “đơn sơ” của Quách Tĩnh : nếu khi chết họ chỉ cần một thước đất để nằm thì việc gì khi sống phải chiếm cho được nhiều đất, để rồi gây ra bao cảnh tang thương. Dù có chút cay đắng, nhưng trước cách lý luận của “chàng khờ”, Thành Cát Tư Hãn đành phải “cất” đi niềm kiêu hãnh của mình.