Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài liệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài liệu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

CẦU NGUYỆN CHO HÒA BÌNH TẠI VATICAN



Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa (Mt 5,9).
Việc kiến tạo hòa bình còn đòi hỏi nhiều sự can đảm hơn là trong chiến tranh.” Đó là phát biểu của Đức Thánh Cha trong buổi cầu nguyện cho hòa bình tại Vatican. ĐTC lưu ý tiếp, lịch sử đã cho thấy rằng hòa bình không thể hiện hữu chỉ đơn thuần bởi sức mạnh của con người. “Đó là lý do tại sao chúng ta ở đây, bởi vì chúng ta biết và chúng ta tin rằng, chúng ta cần sự trợ giúp của Thiên Chúa. Chúng ta không rũ bỏ trách nhiệm của mình, nhưng chúng ta khẩn cầu Thiên Chúa trong hành động có tính trách nhiệm cao trước lương tâm của chúng ta và trước dân tộc của chúng ta.”
Kế đến, Tổng thống Israel Shimon Peres đã đưa ra một lời kêu gọi cho hòa bình. Ông nói, “Tôi đến đây để kêu gọi hòa bình giữa các quốc gia.” Ông cũng thừa nhận rằng, “hòa bình không đến một cách dễ dàng nhưng chúng ta vẫn phải theo đuổi để khiến nó trở nên gần gũi.” Ông nhấn mạnh, “chúng ta được lệnh phải theo đuổi hòa bình”. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng “nếu chúng ta theo đuổi hòa bình với quyết tâm, với đức tin, chúng ta sẽ đạt được nó.”
Trong khi đó, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas thì dựa theo lời cầu nguyện để khẩn cầu cùng Thiên Chúa : “Lạy Chúa, xin ban cho khu vực và người dân của chúng con sự an toàn và ổn định. Hãy gìn giữ thành phố được chúc phúc Giêrusalem; trước hết là Thánh địa Kiblah, sau đó là Đền thánh Hồi giáo, thứ ba Thánh Địa Hồi giáo Mecca và các thành phố của phước lành và hòa bình với tất cả những gì bao quanh nó.”
Buổi cầu nguyện kết thúc bằng những cái bắt tay hòa bình giữa các nhà lãnh đạo, và trồng một cây ô liu, biểu tượng của ước mơ hòa bình.

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

QUẢ TRỨNG PHỤC SINH

Tập tục “quả trứng Phục Sinh” phát xuất từ đâu và có ý nghĩa gì?
Đến lễ Phục Sinh, ta thường thấy các tấm cards hay vẽ hình quả trứng, hoặc có những miếng xô-cô-la hình quả trứng. Vậy đâu là nguồn gốc và ý nghĩa của “Quả trứng Phục Sinh”:
- Tại Trung Âu, vào đêm Phục Sinh, sau thánh lễ, vị linh mục Chính thống chúc lành cho các giỏ thực phẩm mỗi gia đình mang tới, trong đó luôn luôn có ít quả trứng có khi được tô vẽ bên trên.
- Tại Biêlorussia và Ukraina, vào sáng Chúc Nhật Phục Sinh, những người chính thống phái Uniát (chấp nhận quyền bính của Đức giáo hoàng) cắt một quả trứng ra và mỗi người ăn cách thật kính cẩn.
Người Chính thống giữ Mùa Chay nhiệm nhặt hơn ta, và trong bảy tuần, họ không ăn một tí thịt hay một tí mỡ thú vật nào, cũng không ăn cá (trừ một lần giữa Mùa Chay) để rồi vào ngày lễ Phục Sinh, họ ăn trứng: như vậy, quả trứng chấm dứt Mùa Chay và là món ăn có chất prô-tê-in đầu tiên của mùa xuân và trở thành dấu chỉ sự đổi mới và báo tin mừng Phục Sinh.
- Tại Roumania, người ta cầm một quả trứng “cụng” vào quả trứng của chủ nhà và mừng lễ ông: Đức Kitô đã phục sinh. Người ta cũng thường viết thư trên các quả trứng và gửi cho những người họ thương mến.
Từ đó phát sinh tục lệ gửi trứng Phục Sinh mừng nhau (trên đó có khi ghi một sứ điệp tôn giáo), và thành hình một loại nghệ thuật dân gian truyền thống, có những quy luật, những ý nghĩa tượng trưng, khác nhau ít nhiều tùy miền, tùy xứ.
Như thế, quả trứng Phục Sinh có trang trí chính là một phương tiện chuyển thông sứ điệp Phục Sinh (sự đổi mới và sức sống). Hôm nay, chúng ta có thể dùng cách thức đó để cầu chúc cho nhau được đổi mới và có chan hòa sức sống mới của Đức Kitô Phục Sinh.

Tóm lược từ bài viết của Lm PX Phan Long, ofm đăng tại kinhthanhvn.net

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

NUỐI TIẾC (KỲ 1)



Cha nuôi dưỡng cô nhi, Đấng đỡ bênh quả phụ, chính là Thiên Chúa ngự trong thánh điện Người” (Tv 68,6).

Ấn tượng với dáng ngồi tư lự, ánh mắt xa xăm, tôi lại ngồi bên em hỏi chuyện.
-          Em ngồi đây làm gì?
-          Dạ, con bán vé số. Vừa nói em vừa lấy sấp vé số trong túi áo ra.
-          Sao con không đi bán mà ngồi đây?
-          Con ngồi đây bán cho những người tới đọc kinh.
-          Con có đi học không?
-          Dạ con học buổi tối
-          Lớp mấy rồi?
-          Dạ, lớp sáu.
-          Thế con đi bán cả ngày à?
-          Dạ không, con đi bán buổi sáng, sau đó về đưa cho nội bán tiếp, con ở nhà học bài.
-          Nhà con có đông người không?
-          Nhà con có 7 người, con ở với nội và gia đình chú.
-          Thế bố mẹ con đâu?
-          Bố con mất rồi, mẹ con đã bỏ đi
Nghe giọng Em trầm buồn, tôi không dám hỏi nữa. Sợ đào sâu vào ký ức em không đúng lúc. Cầm xấp vé số trên tay, tôi định bụng sẽ mua “ủng hộ” em vài tấm. Bỗng điện thoại reo, Tôi đang có cuộc hẹn quan trọng. Thế là vội vàng đưa sấp vé số cho thằng bé, tôi định bụng lát quay lại sẽ mua. Thế nhưng khoảng 15 phút sau tôi quay lại thì chỉ thấy chiếc ghế trống. Thằng bé đã mất hút giữa dòng người xuôi ngược. Tôi nhìn quanh hối tiếc và quyết định sẽ tìm gặp lại em. (còn tiếp)

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

SINH CON BẤT CHẤP SỰ PHẢN ĐỐI CỦA BÁC SĨ

Chuyện thời sự: Rachel Collins (quốc tịch Anh) được các bác sĩ chẩn đoán là bị thiếu nước ối, hậu quả là lượng máu nuôi thai nhi bị giảm sút, thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng và nghiêm trọng hơn là chết lưu trong tử cung hoặc chết ngay lúc chuyển dạ. Vì vậy các bác sĩ khuyên Collins nên chấm dứt thai kỳ bằng cách đẩy bào thai ra sớm. Bác sĩ còn cảnh báo là nếu sống sót thì đứa con sẽ không có thận hoặc phổi hoạt động không được hiệu quả.
Bất chấp khuyến cáo của bác sĩ, Collins quyết giữ bào thai trong bụng.
Collins đã viết nhật ký dành cho con mỗi ngày với hy vọng nó có thể giúp cô vơi bớt nỗi đau. Nhật ký có tiêu đề: “Alfie: sinh ra để sẵn sàng chiến đấu – Con là điều kỳ diệu của bố mẹ”. Alfie là tên mà cô dự định sẽ đặt cho con. Cuốn nhật ký lưu lại cảm xúc của bà mẹ trẻ khi hạnh phúc biết mình có con rồi lại rơi vào tuyệt vọng khi biết mình có thể mất con vĩnh viễn.
Ngày 21 tháng 10 năm 2013, bác sĩ chỉ định phải sinh mổ khẩn cấp bé Alfie ở tuần thứ 30 và thật bất ngờ là đứa bé hoàn toàn khỏe mạnh.
Giờ đây tất cả những trang nhật ký đã được cô lưu giữ cẩn thận chỉ chờ khi Alfie lớn lên, cô sẽ đưa cho con đọc. (nguồn: aFamily.vn)
Chút cảm nghĩ: Collins đã cảm nhận được sự sống kỳ diệu cô đang cưu mang và cương quyết giữ con đến cùng, bất chấp hậu quả. Nếu mọi người mẹ đều ý thức và can đảm bảo vệ sự sống thì các nghĩa trang đồng nhi không phải mọc lên trên khắp miền đất nước. Không biết Collins có tin vào Chúa hay không nhưng hành động của cô thật là một gương “sống Tin Mừng” vậy!

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

SỨ ĐIỆP NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO ƠN GỌI



Ngày 15-01-2014 vừa qua, ĐTC Phanxicô đã ký và cho công bố sứ điệp Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi. Năm 1964, Đức Thánh Cha Phaolô VI quyết định cử hành ngày này hằng năm vào Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Phục sinh
Sứ điệp Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi lần thứ 51 của Đức Thánh Cha Phanxicô có chủ đề “Ơn gọi, chứng tá cho sự thật” trong đó Đức Thánh Cha yêu cầu người Công Giáo hãy "mở lòng chúng ta ra cho những lý tưởng tuyệt vời, cho những điều cao cả".

Dưới đây là tóm lược sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô:
Trước hết, ĐTC trích dẫn đoạn Kinh Thánh Mt 9,35-38 trong đó có câu: “lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít, vậy anh em hãy xin chủ gặt sai thợ ra gặt lúa về”. ĐTC lưu ý rằng Đức Giê-su cho biết “lúa đã chín” và đang “thiếu thợ gặt”, Đức Giê-su không hề đề cập đến việc gieo trồng. Vậy ai đã gieo trồng? ĐTC khẳng định “cánh đồng lúa” chính là nhân loại và “tác động đầy hiệu quả đã giúp sản sinh ra nhiều hoa trái là ân sủng của Thiên Chúa”. Thánh Phaolô cũng nhắc nhở các tín hữu thành Côrintô rằng: “Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa” (1 Cr 3:9). Chính Thiên Chúa đã tác động để có một “mùa bội thu” và Ngài mời gọi con người cộng tác trong việc thu hoạch.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

TRƯỞNG THÀNH TRONG ĐỜI TU: CÁM DỖ TRONG ĐỜI TU



Lớp Tập Tôma thiện (O.P.) chuyển ngữ từ tác phẩm “Conformity with Jesus”, Spiritual Itinerary of Religious của tác giả Joseù Cristo Rey García Paredes, CMF.

Hành trình “tâm linh” mà chúng ta phải theo đuổi được trải bằng những chướng ngại vật. Khi một số ở bên trong còn một số lại ở bên ngoài. Mỗi chúng ta đều mang thân phận tội lỗi vốn tự nhiên khiến mình trở thành một kẻ đồng lõa của sự dữ. Chúng ta có thể nói, theo lời diễn giải của Phaolô, “Lề Luật là bởi Thần Khí, nhưng tôi thì lại mang tính xác thịt” (x. Rm 7, 14). Thế gian, xác thịt và ma quỷ (x. 1Ga 2, 14-16) bắt gặp trong chính bản thân chúng ta, một sự đồng lõa ngầm. Và ngay cả khi tội đồng lõa nội tại này bị loại bỏ, thì chúng ta vẫn mở cho những xúi giục, níu kéo và xu nịnh bên ngoài xui khiến chúng ta tạo ra khoảng trống cho điều xấu xa vào đời ta. “Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này ?” (Rm 7, 24). Trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu xin Chúa Cha “giải thoát chúng ta khỏi sự dữ”.
Chúng ta nên chiêm niệm sự cám dỗ dưới viễn cảnh : Đức Kitô vẫn đang bị thử thách trong chính chúng ta.
2.    NHỮNG CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

THINH LẶNG (Mc 6,30-31)

30 Các Tông Đồ tụ họp chung quanh Đức Giê-su, và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy. 31 Người bảo các ông : "Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút." Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chẳng có thì giờ ăn uống nữa.
Tĩnh tâm là thời gian mời gọi mỗi người chúng ta tạm biệt những cuộc vui đông đúc nhộn nhịp để hưởng nếm sự an vui trong cõi lòng lặng thinh. Tĩnh tâm cũng là thời gian chia tay với những cuộc hẹn hò chóng qua để bước vào cuộc hẹn hò thiêng liêng với Thiên Chúa và với chính cõi lòng mình. Tĩnh tâm mời gọi chúng ta bỏ qua những lo toan tính toán để đặt cuộc đời và sứ vụ dưới ơn soi sáng của Chúa Thánh Linh. Giây phút thinh lặng trước những quyết định quan trọng là điều cần thiết đối với người môn đệ Đức Giê-su.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

CÁC SỨ ĐIỆP CỦA GIOAN TIỀN HÔ



1. Sứ điệp thứ nhất mà thánh Gioan Tiền Hô muốn nhắn gửi ta, đó là: hãy vào sa mạc.
Vào sa mạc là sống với thiên nhiên, sống hòa hợp với đất trời, bảo vệ cây cỏ, dã thú. Trong nền văn minh tiêu thụ hiện nay, người ta khai thác tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không nghĩ đến tái tạo. Trong bối cảnh ấy, sứ điệp của Thánh Gioan Tiền Hô có giá trị như một thức tỉnh con người trước sức tàn phá của nền văn minh tiêu thụ.
Vào sa mạc là tìm nơi yên tĩnh mà nghỉ ngơi. Sứ điệp của Thánh Gioan Tiền Hô vượt lên trên những nhu cầu của xã hội, của sức khỏe để nhắm vào đời sống tâm linh con người. Vào sa mạc tâm linh, tức là tạo cho mình một thời gian và một không gian yên tĩnh. Dứt lìa những bận bịu lo toan trong cuộc sống để trở về với mình, đối diện với lòng mình.
Sa mạc không có đường đi. Nên người đi vào sa mạc sẽ đi theo con đường Chúa chỉ dẫn. Như xưa dân Do Thái lang thang 40 năm trong sa mạc, không biết đường đi, chỉ biết đi theo áng mây cột lửa nên đã tìm thấy đường đi về với Chúa, đã gặp được Chúa, đã thành Dân của Chúa. Cũng vậy, người vào sa mạc tâm linh sẽ gặp mình và trong sâu thẳm lòng mình sẽ gặp được Chúa. Vì Chúa còn thân thiết với ta hơn chính bản thân ta. Vì Chúa còn sâu xa hơn chính nội tâm ta.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

TRƯỞNG THÀNH TRONG ĐỜI TU: QUÀ TẶNG HAY ÂN SỦNG (3)

Lớp Tập Tôma thiện (O.P.) chuyển ngữ từ tác phẩm “Conformity with Jesus”, Spiritual Itinerary of Religious của tác giả Joseù Cristo Rey García Paredes, CMF.
         3.    KHAO KHÁT VÀ NỖ LỰC CHIẾN ĐẤU
        Người tu sĩ phải khao khát và hăng hái kiếm tìm ân huệ của sự công chính Nước Trời ; ở giữa và cùng với dân Chúa, người tu sĩ phải nỗ để kín múc lấy ân sủng của sự trưởng thành tròn đầy nơi Đức Kitô.
         3.1.      Tầm quan trọng của khao khát
         Chúng ta phải nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “khao khát”. Khao khát nghĩa là để ân sủng của Thiên Chúa quyến rũ mọi động lực cá nhân của chúng ta, để chúng ta chuyển động lực đó đến với ân sủng và để cho ân sủng dẫn dắt. Nuôi dưỡng những khát khao tốt là con đường đúng đắn nhất để đón nhận trải nghiệm của ân sủng. Những khát khao tốt được nuôi dưỡng bởi những ai không quên đi lời họ đã nghe được, và luôn chiêm niệm những ân sủng Chúa, đồng thời nỗ lực để không đánh mất sự chiêm ngắm những dấu vết của Thiên Chúa qua lịch sử. Trong phạm vi nào đó, khi ân sủng Thiên Chúa luôn được duy trì qua việc chiêm ngắm và thấu hiểu ; ở cùng phạm vi đó, thì ân sủng ấy được khát khao chiêm niệm sâu hơn. Khao khát đánh thức một tình yêu mãnh liệt. Khao khát làm cho lời cầu nguyện được thốt ra. Như thánh Âu-Tinh đã viết :

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

TRƯỞNG THÀNH TRONG ĐỜI TU: QUÀ TẶNG HAY ÂN SỦNG (2)

Lớp Tập Tôma thiện (O.P.) chuyển ngữ từ tác phẩm “Conformity with Jesus”, Spiritual Itinerary of Religious của tác giả Joseù Cristo Rey García Paredes, CMF.

Thiên Chúa Cha đã mời gọi chúng ta hầu chúng ta có thể đạt đến sự trưởng thành tròn đầy trong Đức Kitô. Như nền tảng cho lời kêu gọi này khi đọc thư Ê-phê-xô 4, 13 :
            “Và chính Người đã “ban” ơn cho kẻ này làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ. Nhờ đó, dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Ki-tô, cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Ki-tô. Như vậy, chúng ta sẽ không còn là những trẻ nhỏ, bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý, giữa trò bịp bợm của những kẻ giảo quyệt khéo dùng mưu ma chước quỷ để làm cho kẻ khác lầm đường. Nhưng, sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Ki-tô vì Người là Đầu. Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình. Như thế Người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong tình bác ái”(Ep 4, 11-16).

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

TRƯỞNG THÀNH TRONG ĐỜI TU: QUÀ TẶNG HAY ÂN SỦNG (1)



Lớp Tập Tôma thiện (O.P.) chuyển ngữ từ tác phẩm “Conformity with Jesus”, Spiritual Itinerary of Religious của tác giả Joseù Cristo Rey García Paredes, CMF.



1.   TÂM LINH NHƯ MỘT HÀNH TRÌNH : ÂN SỦNG VÀ DẤN THÂN
Cái chìa khóa mà người tu sĩ chúng ta phải nắm bắt và theo đuổi tiến trình đời tu của mình cách tích cực chính là một ân sủng ưu việt, đòi chúng ta phải mở lòng mình ra qua hai cách đáp trảnghe theo.
“Hành trình tâm linh” của một tu sĩ là kết quả tuyệt vời của cuộc đối thoại trong tự do từ cả hai phía : Thiên Chúa và con người. Điều này có thể được giải thích theo những thuật ngữ trong hai khung cảnh Tin Mừng liên quan đến Phê-rô : Đầu tiên là việc thoát khỏi tù cách lạ thường (x. Cv 12, 1-11) ; thứ đến là nỗ lực của ông đi trên mặt biển hồ Ga-li-lê (x. Mt 14, 25-32).
1.1.      Hai khung cảnh Tin Mừng
khung cảnh đầu tiên chúng ta biết Phê-rô đang ở tù. Thiên sứ của Chúa đánh thức ông, giải thoát ông khỏi xiềng xích, mở mọi cửa nẻo cho ông, và cả cổng thành. Phê-rô được trao tặng con đường toàn vẹn dẫn đến tự do. Đây được xem như là món quà tinh tuyền mà Phê-rô nhận được. Thiên sứ chỉ cho ông cơ hội tuyệt vời này bằng những từ ngữ mang tính mệnh lệnh sau : “đứng dậy mau đi…, mặc quần áo vào…, xỏ dép vào…, khoác áo choàng vào…, đi theo tôi !”. Điều duy nhất đòi nơi Phê-rô là hãy đặt niềm tin vào người báo cho ông sự giải thoát, và ông phải có ước muốn được giải thoát mạnh mẽ. Phê-rô sẽ phải cất bước hướng đến tự do, được thúc đẩy bởi niềm tin, và tín thác rằng sự giải thoát sẽ được tỏ lộ khi ông vượt qua mọi thử thách có thể xảy ra trong hành trình đạt đến mục tiêu. Và thực ra, Phê-rô đã chấp nhận mọi rủi ro, đã tín thác vào Người ban cho ông cơ hội thoát khỏi ngục tù nhờ vào sự tín thác của ông.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

TÍN ĐIỀU VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI



Dẫn nhập
Nếu như hai tín điều đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và Trọn Đời Đồng Trinh được Giáo hội tuyên xưng từ rất sớm (vào thế kỷ thứ IV), thì hai tín điều Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội và hồn xác lên trời mới được Giáo hội tuyên xưng vào thế kỷ XIX và XX. Điều đó không có nghĩa là hai tín điều này mới được mạc khải nhưng vì Giáo hội cần một thời gian suy tư dưới sự soi sáng của Chúa Thánh thần mới có thể hiểu nội dung súc tích của các tín điều này.
Lịch sử hình thành tín điều[1]
Ngay từ thời các giáo phụ, người ta đã ghi nhận sự thánh thiện của đức Maria nhưng không mấy ai đặt vần đề đức Maria thánh thiện (được khỏi tội) từ lúc nào. Thánh Anselmô là người khởi đầu cho những cuộc khảo luận thần học về đức Maria vô nhiễm. Ngài nêu lên vấn nạn: nếu đức Maria được sạch tội ngay từ lúc thụ thai thì hóa ra người không cần đến ơn cứu chuộc hay sao? Và rồi ngài trả lời rằng đức Maria được hoàn toàn cứu chuộc ngay từ trước khi sinh ra. Tuy nhiên không phải tất cả các nhà thần học đều đồng ý với lập luận ấy vì những vấn nạn về ơn cứu chuộc. Gulielmô de Ware và Gioan Scôtô giải quyết vấn nạn bằng cách phân biệt giữa ơn thánh “rào đón” và ơn thánh “chữa trị”. Cả hai đều là hiệu quả ơn cứu chuộc của Đức Kitô nhưng đức Maria được ơn “dự phòng”, nghĩa là người được giữ gìn khỏi tội vì nhắm thấy trước những công nghiệp của đức Kitô. Vào năm 1661, đức Giáo hoàng Alexandrô VII cho rằng đạo lý đã có tính cách phổ quát và cấm nói ngược lại. Vào năm 1849 sau khi tham khảo ý kiến của tất cả các Giám mục hoàn cầu, tín điều đức Mẹ vô nhiễm đã được công bố ngày 8/12/1854.[2]

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

HÀNH TRÌNH TÂM LINH CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (6)

ĐỒNG NHẤT VỚI ĐỨC KITÔ
QUA BỆNH TẬT VÀ CÁI CHẾT
Lớp Tập Tôma thiện (O.P.) chuyển ngữ từ tác phẩm “Conformity with Jesus”, Spiritual Itinerary of Religious của tác giả Joseù Cristo Rey García Paredes, CMF.
Khái niệm sứ vụ thường bị giản lược chỉ còn là một “hoạt động” thì khái niệm ấy không đầy đủ. Nếu rơi vào trường hợp ấy, sứ vụ lúc ấy chỉ tồn tại khi có những hoạt động tông đồ nào đó được thực hiện ; sứ vụ được đồng nhất với hoạt động tông đồ hay chỉ là thói quen. Quả thực sứ vụ là “hoạt động”, nhưng cũng là “cuộc khổ hình”.
Đức Giêsu, trong khi chịu đựng đau đớn một cách kiên nhẫn trên Thập giá, đã đưa sứ vụ của Người đến sự hoàn trọn trong trường hợp hoàn toàn bị động, trong khoảnh khắc vừa đủ thốt lên, trong giây phút chẳng thể mang đến cho ai niềm an ủi. Chính trong khoảnh khắc ấy mà Người đã kêu lớn tiếng rằng : “mọi sự đã hoàn tất”. Chúng ta hãy chịu đựng bệnh tật, đau khổ bằng sự khiêm tốn và vâng phục hướng về tình yêu nơi Thiên Chúa, để nhận ra rằng qua những đau khổ chúng ta lấp đầy những gì là thiếu thốn trong nỗi đau của Đức Kitô. Khi đó chúng ta hãy cho thấy sự kiên nhẫn tuyệt vời để hứng chịu bệnh tật hay bất kỳ thiếu thốn nào đó do sự nghèo nàn của chúng ta. Bằng cách này chúng ta có thể thuyết phục người khác bằng chính đời sống chứng tá của chúng ta.