Hiển thị các bài đăng có nhãn tháng 8. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tháng 8. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

“NÓI VỚI CHÚA VÀ NÓI VỀ CHÚA”



Ngày 8 .8: Lễ thánh Đaminh
Đó là châm ngôn sống của cha thánh Đaminh. Cha luôn nói với Chúa mọi nơi mọi lúc: khi đi đường cũng như lúc dừng chân; khi đi xa cũng như lúc ở nhà; trong nhà nguyện cũng như nơi phòng học; khi làm việc cũng như lúc nghĩ ngơi. Nói với Chúa chính là lương thực sống của cha thánh. Cha nói với Chúa về mọi chuyện: niềm vui cũng như nỗi buồn; sung sướng cũng như đau khổ; chuyện của mình cũng như của tha nhân. Mọi diễn biến trong cuộc sống cha Đaminh đều nói với Chúa. Chính những giờ “nói với Chúa” lại thêm động lực và “chất liệu” để cha “nói về Chúa”.
Cha Đaminh luôn tận dụng mọi cơ hội để nói về Chúa. Nói về Chúa là niệm vui, là động lực, là lẽ sống của cha. Cha nói về Chúa với tất cả hăng say. Lửa nhiệt thành luôn nung nấu và thôi thúc tâm hồn cha. Nhờ thế cha có thể nói về Chúa mà không biết mệt mỏi.
“Nói với Chúa và nói về Chúa” luôn kết hợp với nhau. Cả hai nuôi dưỡng và bổ túc cho nhau. Xin cho cuộc đời của mỗi người chúng con luôn là sự kết hợp hài hòa giữa nói với Chúa và nói về Chúa, để chúng con cũng trở thành nhân chứng Tin Mừng của Đức Giê-su Ki-tô.

Thưa Thầy! Chúng Con Ở Đây Thật Là Hay (Lc 9, 28b-36)

Ngày 6.8 : Chúa Hiển Dung

Con người được dựng nên để thông phần vào tình yêu và vinh quang Thiên Chúa. Chính vì vậy tình yêu và vinh quang này là niềm khao khát mong đợi của mọi người. Thánh Augustinô đã tâm sự : “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, và chúng con vẫn còn khắc khoải bao lâu chưa được nghỉ ngơi trong Chúa”. Bài tin mừng hôm nay kể lại cuộc hiển dung của Chúa. Đây là lần đầu tiên các môn đệ được chiêm ngưỡng thân xác phục sinh của Đức Giêsu. Cuộc hiển dung này được ông Môsê và ông Êlia, hai người phát ngôn của Lề Luật và ngôn sứ, và cũng là hai nhân vật tiêu biểu của Cựu Ước làm chứng.
Như xưa kia, Thiên Chúa đã đưa hai ông Môsê và ông Êlia lên núi để trở thành chứng nhân cho vinh quang Thiên Chúa, thì hôm nay, các tông đồ cũng được Chúa Giêsu dẫn lên núi và biểu lộ vinh quang cho họ. Được chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa lòng trí các tông đồ ngất ngây. Phêrô thưa với Chúa nhưng ông không biết mình đang nói gì. Lời nói của ông là phản ứng của vô thức. Thế nhưng chính phản ứng này lại cho ta thấy sức hấp dẫn của vinh quang Thiên Chúa : “Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là hay”. Được diện kiến thánh nhan Thiên Chúa, các tông đồ không còn muốn gì hơn là được luôn chiêm ngưỡng vinh quang đó. Thế nhưng, thời gian chưa cho phép. Các ông còn phải xuống núi để tiếp tục rong ruổi và làm chứng cho vinh quang của Thầy.

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Nói với Chúa và nói về Chúa

Ngày 8 tháng 8: Thánh Đa Minh

Cha Đa Minh đã sống trọn điều răn mến Chúa yêu người qua câu châm ngôn: Nói với Chúa và nói về Chúa.
Trước hết, cha luôn dành mọi thời gian có thể để “nói với Chúa”. Ngài nói với Chúa qua những giờ cầu nguyện sốt sắng, những giây phút cảm tạ, ngợi khen về bao công việc tốt đẹp Thiên Chúa đã thực hiện qua cuộc đời mình. Ngài nói với Chúa qua những hành động sám hối về những lỗi lầm, thiếu sót của mình cũng như của tha nhân. Ngài nói với Chúa qua những lời khẩn cầu tha thiết cho anh em và cho những người đang đắm chìm trong đau khổ, lầm lạc. Nói với Chúa là thời gian ngài lắng nghe tiếng gọi của Chúa cũng như nhu cầu của tha nhân. Nói với Chúa là thời gian ngài chìm đắm trong ân sủng qua đó ngài kín múc hồng ân và trao tặng cho tha nhân.

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Cho đi_thánh Laurenso

Ngày 9 tháng 8: Thánh Laurenso

Bên vệ đường, một cụ già ngồi trầm ngâm với chiếc nón trong tay, một người mẹ trẻ trao cho con gái tờ năm ngàn, em nhanh nhảu chạy đến bỏ tờ tiền vào nón với vẻ lễ phép. Sau thánh lễ, mọi người lặng lẽ lấy ví ra, rút một tờ tiền cho vào bao thư và đóng góp vào quỷ truyền giáo của Giáo hội. Trong giây phút sinh tử, một thanh niên quyết định nhường áo phao cho một phụ nữ để rồi phải nằm lại dưới lòng sông. Một nữ tu quyết định suốt đời dấn thân phục vụ các bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối. v.v.
Bên cạnh những tệ nạn cướp giật diễn ra hằng ngày, vẫn còn đó những gương sáng về sự cho đi. Có sự cho đi vì lòng thương hại nhưng cũng có sự cho đi vì mục đích cao quý; có sự cho đi được quyết định trong chốc lát nhưng cũng có sự cho đi là lựa chọn suốt cả cuộc đời; có sự cho đi những thứ bên ngoài như tiền bạc nhưng cũng có sự cho đi bằng cả mạng sống mình.

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Thánh nữ Mônica, tình mẹ bao la

Ngày 27: Thánh monica
 
Mẹ chẳng còn trông mong gì trên đời này nữa. Trước đây, lý do duy nhất khiến mẹ ước mong được nán lại thêm một chút trong cuộc sống này là để nhìn thấy con thành một Ki-tô hữu trong Hội thánh Công giáo trước khi mẹ nhắm mắt lìa đời.[1] Đó là một trong những lời tâm sự cuối cùng của thánh nữ Mônica mà thánh Âu-tinh đã ghi lại trong cuốn Tự thuật.

Ước mơ thật giản dị, nhưng cũng thật lớn lao của một người mẹ. Giản dị bởi đó không phải là ước mơ cho con cái trở nên khôn ngoan, nổi tiếng, giàu sang hay quyền lực. Giản dị vì ngài chỉ mong ước con mình trở nên một Ki-tô hữu trong lòng Hội thánh. Nhưng, mong ước đó cũng thật lớn lao. Lớn lao bởi ngài đã dành trọn tâm tư, tình cảm và cả sức lực nữa để thực hiện ước mơ đó. Tấm lòng người mẹ thật bao la. Ngài đã theo chân con suốt một chặng đường dài để chăm sóc, để khuyên bảo, để cầu nguyện cho con nhận ra ánh sáng Chân lý đích thực.

Lạy Chúa, tình mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Tình mẹ chính là hình ảnh rõ nét nhất của tình yêu Thiên Chúa dành cho con người. Ngày nay, nhiều người mẹ vẫn dành trọn cuộc đời mình cho con cái, nhưng đích đến không còn là trở thành một Ki-tô hữu trong lòng Hội thánh. Thực vậy, nhiều người mẹ dành nhiều tiền bạc, thời gian và cả sức lực để lo cho con cái được ăn học đàng hoàng, được có chỗ làm ổn định, có tương lai khá giả; còn việc trở thành một Ki-tô hữu như thế nào thì họ phó mặc cho Giáo hội. Họ chỉ biết chở con đến nhà thờ mà không biết con mình học cái gì và học như thế nào. Trở thành một Ki-tô hữu trưởng thành là mục tiêu thứ yếu khuất chìm trong bao thứ mục tiêu khác.    
Xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của thánh nữ Mônica, soi sáng cho những ai đang sống thiên chức làm mẹ, biết hướng dẫn con mình đến mục tiêu hệ trọng nhất của đời người, đó là: sống với Chúa và sống cho Chúa.





[1] Trích bài đọc kinh Sách lễ thánh Mônica.

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

Gioan Tẩy giả bị trảm quyết (Mc 6,17-29)


Ngày 29 - Thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết

Dân ta có câu: “thuốc đắng giả tật, sự thật mất lòng”. Nhà văn Trần Mạnh Hảo thì nói: “con người sợ nhất là sự thật”. Cái chết của Gio-an Tẩy Giả phần nào minh chứng cho tính chính xác của những câu nói trên.
Có thể nói sứ mệnh của Gio-an là làm chứng cho sự thật. Ông đến giúp cho mọi người nhìn vào sự thật của chính mình để thấy những lỗ hỏng, những thiếu sót khiến họ phải thốt lên: vậy chúng tôi phải làm gì? Ông đến để loan báo sự thật về thời Đấng Mê-si-a. Thời Đấng Mê-si-a không phải là một lời hứa suông nhưng là một thực tại đang đến ngay bên, thời đó đã gần kề.
Cũng vì nói lên sự thật về những hành vi trái luân lý mà Gio-an đã khiến cho nhiều người căm ghét để rồi ông phải trả giá bằng chính mạng sống mình. Tuy nhiên, cái chết của ông lại trở thành lời chứng hùng hồn hơn cả.
Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã nói “sự thật sẽ giải thoát anh em”. Xin cho chúng con biết yêu mến và can đảm làm chứng cho sự thật, để nhờ đó chúng con được giải thoát và được kết hiệp với Chúa là Sự Thật duy nhất.

Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

Ngài Phải Lớn Lên, Còn Tôi Phải Nhỏ Đi (Lc 1,57-66.80)

Ngày 29 - Thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết


Trở thành ngôn sứ là ơn gọi đặc biệt được chính Thiên Chúa tuyển chọn. Thiên Chúa đã từng phán với ngôn sứ Giêrêmia : ”Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi ; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân” (Gr 1, 4-5). Lời Chúa phán trên cũng thật đúng cho trường hợp của Gioan Tẩy Giả.
Sự ra đời của Gioan Tẩy Giả đã gây thắc mắc cho nhiều người. Ai nghe thấy cũng đều để tâm suy niệm và tự hỏi : ”Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào ?” (Lc 3,16). Ba mươi năm sau, trong khi thi hành sứ vụ, người Dothái hỏi chính Gioan : “Ông là ai ?”, “Ông nói gì về chính mình ?”. Gioan đã trả lời : “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa” (Ga 1,23). Gioan tự nhận mình là tiếng hô đi trước để chuẩn bị cho Lời sẽ đến sau. Cuộc đời Gioan sẽ là hình ảnh tuyệt hảo cho người ngôn sứ.