Thứ Tư tuần 2 MV (Mt 11,28-30)
Cuộc
sống ngày càng chất thêm nhiều gánh nặng trên đôi vai nhỏ bé của con
người. Nhưng không sao, hãy đến cùng Đức Giêsu. Ngài không hứa sẽ cất đi
những gánh nặng cho ta nhưng hứa sẽ bồi bổ cho ta đủ sức gánh vác, vì
chính Ngài cũng đã từng gánh vác như thế.
Giảng giải đạo lý thánh bằng lời nói và chữ viết cũng như những phương thế khác giúp phổ biến và am hiểu đức tin là điều cốt yếu của ơn gọi Đa Minh (x. HP, số 102)
- Trang chủ
- Nói với Chúa
- Thường Niên ▼
- Tuần I
- Tuần II
- Tuần III
- Tuần IV
- Tuần V
- Tuần VI
- Tuần VII
- Tuần VIII
- Tuần IX
- Tuần X
- Tuần XI
- Tuần XII
- Tuần XIII
- Tuần XIV
- Tuần XV
- Tuần XVI
- Tuần XVII
- Tuần XVIII
- Tuần XIX
- Tuần XX
- Tuần XXI
- Tuần XXII
- Tuần XXIII
- Tuần XXIV
- Tuần XXV
- Tuần XXVI
- Tuần XXVII
- Tuần XXVIII
- Tuần XXIX
- Tuần XXX
- Tuần XXXI
- Tuần XXXII
- Tuần XXXIII
- Tuần XXXIV
- Vọng và Giáng Sinh ▼
- Chay và Phục Sinh ▼
- Lễ Riêng ▼
- Đức Mẹ ▼
- Gia đình
- Tài liệu ▼
Hiển thị các bài đăng có nhãn MV2. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn MV2. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014
Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013
ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI NGÔN SỨ
Tuần 2 Mùa Vọng – Thứ Bảy (Mt 17,10-13)
10 Các
môn đệ hỏi Người rằng : "Vậy sao các kinh sư lại nói Ê-li-a phải đến trước
?" 11 Người đáp : "Ông Ê-li-a phải đến để
chỉnh đốn mọi sự. 12 Nhưng Thầy nói cho anh em biết : ông
Ê-li-a đã đến rồi mà họ không nhận ra, lại còn xử với ông theo ý họ muốn. Con
Người cũng sẽ phải đau khổ vì họ như thế." 13 Bấy
giờ các môn đệ hiểu Người có ý nói về ông Gio-an Tẩy Giả.
Dường như cuộc đời của người
ngôn sứ luôn gắn liền với đau khổ. Cái đau khổ của họ là luôn hăng
hái nhiệt tình nói lời của Chúa cho dân, chuyển tài tình yêu của người
bằng những lời cảnh tỉnh lương tâm, mời gọi sám hối, canh tân lối
sống để đẹp lòng Chúa hơn, thế nhưng kết cục là họ bị chính dân
chúng ngược đãi. Còn gì đau đớn hơn khi chính những người mình yêu thương
hướng dẫn lại quay lưng lại và bạc đãi mình? Một sự thật cay đắng! Tuy
nhiên, cũng chính sự thật đó mà danh tiếng các ngài được lưu danh
muôn đời.
I-sai-a là một tiên tri
lớn, luôn nhiệt thành với lời Chúa và với dân, thế nhưng cuộc đời
ông lại gặp phải sự chống đối từ vua A-kháp và nhất là hoàng hậu
I-de-ven (x 1V 19,1-2). Cũng vậy, Gio-an Tẩy Giả đến loan báo thời đại
của Thiên Chúa, chuẩn bị lòng dân đón đợi Đấng Cứu Thế mà bao lâu
nay họ vẫn hằng mong đợi. Thế những cuộc sống trần gian của ông lại
kết thúc trong tù, dưới sự phán quyết của vua Hê-rô-đê và hoàng hậu
Hê-rô-đi-a. Đó là nét tương đồng giữa cuộc đời hai vị ngôn sứ lớn và
cũng là tiên báo cuộc đời Đức Giê-su, Vị Ngôn Sứ Vĩ Đại.
Cuộc đời của mỗi Ki-tô hữu
chúng ta cũng gắn liền với sứ vụ ngôn sứ. Qua bí tích Thanh Tẩy,
chúng ta đón nhận ba sứ vụ của Đức Giê-su. Chúng ta đã bao giờ chịu
đau khổ vì sứ vụ này chưa? Chúng ta đã bao giờ thao thức, trăn trở
để nói lên Lời của Thiên Chúa, để cảnh tỉnh con người, để mời gọi người
khác hoán cải và canh tân, để chuyển thông tình yêu Thiên Chúa cho người
bên cạnh? Chu toàn sứ vụ này không bao giờ là điều dễ dàng. Vất vả,
chống đối, đau khổ và cả hy sinh tính mạng là những điềm được tiên
báo trước cho số phận của người ngôn sứ. Thế nhưng không vì thế mà
ta nản chí sờn lòng. Nước Trời, điều mà các ngôn sứ rao giảng luôn
là phần thưởng, là gia nghiệp không ai có thể lấy mất.
Lạy Chúa, mùa Vọng là thời gian hoán cải và canh tân đời
sống. Lời Chúa hôm nay giúp chúng con nhìn lại cuộc sống mình để
canh tân hầu xứng đáng đón đợi Chúa đến trong con mỗi ngày.
Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013
CÁI TÔI (Mt 11,16-19)
Tuần 2 Mùa Vọng - Thứ Sáu
16 Tôi phải ví thế hệ này với ai ? Họ giống
như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi lũ trẻ khác, 17 và
nói: "Tụi tôi thổi sáo cho các anh,/ mà các anh không nhảy múa;/ tụi tôi
hát bài đưa đám,/ mà các anh không đấm ngực khóc than."
Con người được Thiên Chúa dựng nên
giống hình ảnh Thiên Chúa nhưng với sự khác biệt nhau. Mỗi người là
một ngôi vị khác biệt với những nét độc đáo riêng. Đó là chưa kể
sự khác biệt do hoàn cảnh lịch sử cá nhân và gia đình. Thế nhưng
chính qua sự khác biệt đó mà Thiên Chúa mời gọi chúng ta sống mối
tương quan liên vị. Sống tương quan ngôi vị chính là cách thể thể hiện
hình ảnh Thiên Chúa qua nơi bản thân mình.
Để sống mối tương quan này tốt
đẹp, ta cần nhìn nhận và tôn trọng những khác biệt của nhau, những
khác biệt đôi khi đến mức đối lập. Thế nhưng chính sự khác biệt đó
lại cho thấy sự tự do và riêng biệt của mỗi người. Tương quan không
có nghĩa là bắt người khác phải theo ý mình nhưng là kết nối chính
những khác biệt để xây dựng một cái gì đó chung cục và tốt đẹp
nhất.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức
Giê-su ví thái độ của “thiên hạ” (mà cụ thể là người Pharisêu và đa
số dân chúng thời đó) giống như của lũ trẻ con. Trẻ con hay tôn mình
lên. Chúng xây dựng thế giới quanh cái tôi của mình. Chúng lấy mình
làm trung tâm để bắt người khác quy hướng về. Nhiều khi thái độ trẻ
con này vẫn ở mãi trong ta. Chúng không trưởng thành theo dòng thời
gian cùng với sự phát triển toàn diện. Chúng ẩn nấp đâu đó để rồi
khi có cơ hội chúng lại trỗi dậy, bày tỏ cái tôi của mình, nhiều
khi còn quyết liệt và lộ liễu hơn khi còn bé. Cũng có thể chúng
thể hiện ra một cách tinh vi hơn, khéo léo hơn, nhưng nền tảng của
chúng thì đã cắm sâu trong cõi lòng.
Bắt người khác chiều theo ý mình
là nguyên nhân sự đổ vỡ các mối tương quan. Khi đó, người ta không còn
quan tâm đến nhu cầu của người khác. Sự hờ hững và vô tâm sẽ len lỏi
vào. Chúng rúc rỉa dần lương tâm con người và đổ vỡ tương quan là hệ
quả tất yếu.
Lạy
Chúa, xin cho con biết khiêm tốn cất đi cái tôi của mình để nhìn thấy
nhu cầu của người khác, có như vậy, mọi mối tương quan con xây dựng
nên mới tồn tại và phát triển cách tốt đẹp. Sống tốt các mối tương
quan cũng là cách thể bày tỏ hình ảnh Thiên Chúa cho mọi người.
Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013
THỜI KỲ ÂN PHÚC (Mt 11,11-15)
Tuần 2 Mùa Vọng - Thứ Năm
11
"Tôi nói thật với anh em : trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có
ai cao trọng hơn ông Gio-an Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn
cao trọng hơn ông.
Bài Tin Mừng hôm nay, Đức
Giê-su đưa ông Gio-an ra làm bản lề để so sánh hai thời kỳ, thời kỳ
của Cựu ước và Tân ước. Đức Giê-su khẳng định ông Gio-an chính là Ê-li-a,
người phải đến để dọn đường cho Đấng Mê-si-a như Cựu ước đã tiên
báo. Điều này được Đức Giê-su khẳng định lại thêm một lần nữa với
ba môn đệ sau biến cố biến hình trên núi (x Mt 17,10-13). Với hình ảnh
so sánh này, Đức Giê-su tự khẳng định Người chính là Đấng Mê-si-a đã
được hứa ban. Cựu ước là thời kỳ để các ngôn sứ nói tiên tri nay đã
chấm dứt. Mọi lời tiên báo đã được ứng nghiệm nơi bản thân Người. Người
xuất hiện đã mở ra một thời đại ân phúc, thời của Vương quyền Thiên
Chúa. Trong vương quyền đó, kẻ bé nhỏ nhất còn cao trọng hơn ông Gio-an,
dù cho Gio-an là người cao trọng nhất trong số những phàm nhân đã lọt
lòng mẹ nhưng dù sao ông vẫn thuộc về thế hệ cũ. Một thế hệ mà người
ta dựa vào Lề Luật để sống hơn là dựa vào ân sủng Thiên Chúa.
Ngày nay, chúng ta đang
sống trong thời kỳ ân phúc đó. Thời kỳ mà nhờ ân phúc của cái chết
và sự phục sinh của Đức Giê-su, chúng ta được thánh hóa, được mời
gọi trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Giê-su để làm chứng cho
Người trên kắp cùng thế giới. Thế nhưng chúng ta có ý thức điều này
không? Chúng ta đón nhận và sống ân phúc đó như thế nào? Chúng ta có
để cho những ân phúc đó sinh hoa trái trong cuộc sống hằng ngày?
Dù là thời ký ân phúc, Đức
Giê-su cũng xác định từ này Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh. Chỉ
có ai mạnh sức mới chiếm được. Không phải chúng ta sống trong thời
kỳ này là đương nhiên có được một vị trí trong Vương quốc Thiên Chúa.
Nước Trời đòi hỏi mỗi người chúng ta phải chiến đấu hàng ngày,
chiến đấu với những ham muốn xác thịt, với những đam mê trần tục,
với những lựa chọn dễ dãi, nuông chiều bản thân; chiến đấu chống
lại gian dối bất công. Với sức mạnh này, chúng ta không chỉ bảo đảm
cho mình một chỗ trong Nước trời nhưng còn để góp phần xây dựng và
mở mang nước đó ngay nơi trần gian này.
Xin Chúa cho con thêm sức mạnh để chiến đấu với xác tín
rằng con không đơn độc trong cuộc chiến này nhưng luôn có ân sủng Chúa phù
trợ con.
Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013
CON CHIÊN LẠC (Mt 18,12-14)
Tuần 2 mùa Vọng – Thứ Ba
12 "Anh em nghĩ sao ? Ai có một trăm con chiên mà có một con đi
lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao ?
13 Và nếu may mà tìm được,
thì Thầy bảo thật anh em, người ấy vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín
mươi chín con không bị lạc. 14 Cũng vậy, Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một
ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất.
Con người được tạo dựng và ở trong vườn địa đàng để vui
sống trong tình yêu Thiên Chúa, thế nhưng ngay từ đầu, con người đã
chiều theo khuynh hướng đi hoang của mình. Ông bà nguyên tổ đã bất tuân
để đi ra khỏi vườn địa đàng, chạy xa khỏi vòng tay yêu thương của
Đấng Tạo Hóa. Con người ngỡ rằng mình đi hoang để tìm được hoa thơm
cỏ lạ nhưng rốt cuộc chỉ là gai góc xót xa.
Thiên Chúa yêu thương không đành lòng nhìn con cái mình mãi
bước trong lầm lạc. Người đã cất bước lên đường, khởi đầu hành
trình cứu độ. Lịch sử cứu độ là lịch sử đi tìm con chiên lạc. Thiên
Chúa tìm thấy con chiên lạc, âu yếm đặt chúng lên vai vác về, nhưng
rồi đâu lại vào đó, con người lại quen bước ra đi. Những bước chân ra
đi và trở về đã tạo nên hành trình cứu độ. Đó là hành trình của
những con chiên lạc và của Thiên Chúa yêu thương.
Lời tâm sự của thánh Augustin có lẽ cũng là lời xét
mình cho mỗi chúng ta. Thiên Chúa đang chờ đợi con trong chính cõi
lòng mình nhưng con lại mãi mê tìm Chúa bên ngoài. Hay như thánh Phaolô
đã cảnh báo: Chúa của chúng ta là cái bụng. Do đó chúng ta mãi mê
tìm Chúa trong những thú vui trần thế: nào là tiền bạc, danh lợi,
quyền lực; nào là những bận tâm lo âu tầm thường. Chúng ta để cho
những lo toan cuộc sống choán đầy tâm trí; chúng ta để cho những mối
lo sợ lấn át; chúng ta để cho nỗi thất vọng len lõi. Rốt cuộc,
chúng ta vẫn mãi bước những bước chân lầm lạc trong khi Thiên Chúa
vẫn mãi đi tìm.
Mùa Vọng là thời gian Giáo hội mời gọi mỗi người chúng
ta dừng những bước lầm lạc để chờ đợi và đón gặp Thiên Chúa. Chúa
đã đến trần gian và Người sẽ còn đến một lần nữa. Chúa không muốn
để lạc mất một con chiên nào! Chúa sẽ tạo mọi cơ hội cho mỗi người
chúng ta bước trở về. Nếu chúng ta không tận dụng cơ hội thì chính
chúng ta đã chủ động bước ra khỏi tình yêu của Người.
Lạy
Chúa, xin cho con luôn ý thức Chúa đang mời gọi và tạo cơ hội cho
chúng con trở về với Chúa. Tình thương Chúa luôn rộng mở để ốm ấp
chúng con vào lòng như người mục tử vui mừng ôm ấp con chiên lạc. Xin
cho chúng con biết quay đầu trở về cùng Chúa.
Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013
HÃY SÁM HỐI (Mt 3,1-12)
Chúa nhật 2 mùa Vọng - năm A
Lịch sử Do thái là lịch sử thăng trầm của
tin và phản bội, ra đi và trở về, tội lỗi và sám hối. Trong lịch sử đó, các
ngôn sứ xuất hiện như những nốt son đánh dấu một sự đổi mới. Vậy mà bẵng đi 400
năm vắng bóng ngôn sứ, cuộc sống chẳng có gì đổi mới, dân chúng dường như
mệt mỏi với sự chờ đợi. Bổng nhiên một ngôn sứ xuất hiện như dòng suối chảy qua
sa mạc. Người người xếp hàng để được tưới mát. Vị ngôn sứ trình làng với lời
giảng trọng tâm: Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần.
Sám hối là từ bỏ con đường cũ để chọn con
đường mới tốt hơn, là quá trình thay đổi não trạng, là vứt bỏ tội lỗi để mặc
lấy một quả tim mới, một tinh thần mới (Ez 36,26), là trở về hiệp thông với
Thiên Chúa. Sám hối là nhìn nhận thực trạng đi hoang của mình để tìm đường trở
về.
SÁM HỐI VÌ NƯỚC TRỜI (Mt 3, 1-12)
Chúa nhật 2 Mùa Vọng - Năm A
Nước trời đã được tiên báo
1Hồi ấy, ông Gio-an Tẩy Giả đến rao giảng trong
hoang địa miền Giu-đê rằng : 2"Anh em hãy sám hối,
vì Nước Trời đã đến gần."
Trọng
tâm lời loan báo của Đức Giê-su là Triều đại Nước Thiên Chúa. Ông
Gio-an Tẩy giả đến trước Đức Giê-su để chuẩn bị lòng dân đón đợi
Người cũng đã loan báo cùng chủ đề này. Ông kêu gọi mọi người hãy
sám hối vì Nước Trời đã đến gần. Thế nhưng, ông không phải là người
đầu tiên loan báo về điều đó.
Thực
vậy, bài đọc một của ngày hôm nay cho ta thấy tiên tri I-sai-a đã tiên
báo về một thời kỳ hòa bình, thời mà những kẻ nghèo hèn được bênh
vực, sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ, bò tơ và sư tử non
được nuôi chung với nhau, trẻ thơ sẽ đùa giỡn bên hang rắn lục (Is
11,1-10). Đây là thời kỳ mà con người mọi thời đại vẫn hằng mong
mỏi. Không mong mỏi sao được bởi nó vẽ lên một khung cảnh thật thanh
bình, nơi đó, con người và thiên nhiên hòa nhập nên một, những thế
lực địch thù sống an hòa bên nhau. Sẽ không còn cảnh sợ hãi trốn chạy
hay chết chóc lan tràn. Khung cảnh này làm ta nhớ lại khu vườn địa
đàng, nơi mà ông bà nguyên tổ đã sống hạnh phúc khi chưa phạm tội.
Thế
giới thanh bình, đó là niềm mong ước của con người mọi thời đại. Và
dường như con người chưa bao giờ được hưởng niềm mong ước đó. Phải
chăng đó là một lý tưởng xa vời? Thưa không. Ông Gio-an Tẩy giả đã khẳng
định nước đó đã đến gần.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)