Hiển thị các bài đăng có nhãn CN33. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CN33. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

NGÀY QUANG LÂM (Mc 13, 24-32)

Ngày 24/11: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Năm B

26 Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. 27 Lúc đó, Người sẽ sai các thiên sứ đi, và Người sẽ tập họp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương về, từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời.
Đức Giê-su đến thế gian để khai mở Nước Trời. Nước đó đã khởi đầu với biến cố Đức Giê-su nhưng chưa hoàn tất. Nước Thiên Chúa chỉ hoàn thành trong ngày quang lâm như đã tiên báo. Bài Tin mừng ngày hôm nay, Đức Giê-su nói với các môn đệ về ngày quang lâm của Người, tức là ngày Người đến để xét xử chúng ta, người sống cũng như kẻ chết.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

THIÊN CHÚA LUÔN TÌM GẶP CON NGƯỜI (Lc 19,1-10)

Tuần XXXIII - Thứ Ba

                                                 “Ta đến để tìm và cứu những gì đã mất”
Đối với nhiều người, Da kêu coi hư đã mất. Cái nghề thu thuế đã biến ông thành một “tội nhân”. Ông có tội vì đã cộng tác với chính quyền đế quốc. Hơn nữa, nghề thu thuế thường làm giàu trên chính đồng tiền của người dân, những đồng tiền được chắt chiu một cách cơ cực. Da kêu có lẽ cũng ý thức thân phận của mình nên dù quyền lực và giàu có, dù rất muốn biết Đức Giê-su là ai, thế nhưng ông vẫn không dám mời Đức Giê-su đến nhà mình. Ông chỉ có thể âm thầm leo lên cây sung để lặng lẽ quan sát! Hành động khác thường của ông dường như chẳng gây được sự chú ý của ai ngoại trừ Đức Giê-su.
Thực vậy, Đức Giê-su không chỉ thấy ông ngồi vắt vẻo trên cây sung mà dường như Người còn thấy niềm khao khát ơn cứu độ nơi ông! Đức Giê-su đã từng nhận lời mời đến nhà các Pha-ri-sêu (Lc 7,36 ; 11,37 ; 14,1), cũng như đến nhà các bạn bè, thân hữu như nhà hai chị em cô Ma-ri-a và Mác-ta (x. Ga 12,1-11). Tuy nhiên, đây là trường hợp duy nhất Đức Giê-su tự đề nghị đến thăm nhà người ta. Người không chỉ đến thăm mà còn đề nghị “ở lại” nhà ông nữa. Sự chủ động hiếm có của Đức Giê-su là để đáp trả lại nỗi khao khát nơi ông. Ông đã khao khát và tìm cách để xem cho biết Đức Giê-su thì Đức Giê-su đã chủ động đến và ở lại nhà ông. Người chủ động đến để tìm và cứu những gì đã mất. Sự chủ động của Đức Giê-su cũng đã kéo theo sự chủ động của Da kêu khi ông tự nguyện bán phân nữa tài sản cho người nghèo và đền thiệt hại gấp bốn.    
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giê-su và ông Da kêu cho ta nhiều bài học. Ai trong chúng ta cũng một lần ý thức thân phận tội lỗi của mình. Chúng ta coi như đã hư mất trước mặt Thiên Chúa và tha nhân. Thế nhưng Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta. Chỉ cần tìm cách để đến với Đức Giê-su thì chúng ta sẽ đón nhân được ơn cứu độ ngay trong hôm nay. Vì Thiên Chúa luôn đi tìm gặp con người. Người đến thế gian để tìm và cứu những gì đã mất. Người luôn hiện diện trong bí tích Thánh Thể để sẵn sàng đến và ở lại với chúng ta. Liệu chúng ta có sẵn sàng đón tiếp Người?

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ANH MÙ VÀ ĐÁM ĐÔNG SÁNG MẮT (Lc 18,35-43)


Tuần XXXIII - Thứ Hai

Một người mù hành khất bên vệ đường. Nghe thấy một đám đông nhốn nháo anh liền hỏi: có chuyện gì vậy? Một người dừng bước trả lời: Giê-su Nazaret đang đi qua đây. Ồ! Giê-su Nazaret thì ta đã nghe nói nhiều, Người là một ngôn sứ đầy quyền năng trong lời nói và việc làm. Người quả thật là con vua Đavit, Đấng Cứu độ trần gian. Nghĩ vậy, anh liền lớn tiếng hô vang: Lạy con vua Đavit, xin dủ lòng thương tôi! Đám đông cảm thấy khó chịu vì sự “gây rối” của anh, họ cố cấm cản nhưng anh lại kêu lớn tiếng hơn. Tiếng kêu của anh đã thấu đến Đức Giê-su. Người cho gọi anh đến và hỏi: Anh muốn tôi làm gì cho anh? Anh trả lời ngay: Xin cho tôi nhìn thấy được.
Anh mù hàng ngày ngồi bên vệ đường để cầu xin lòng thương xót của đám đông sáng mắt, thế nhưng anh đã biết dùng đôi tai và con tim để lắng nghe. Anh ý thức tình trạng mù lòa và đáng thương xót của mình; anh ý thức Đức Giê-su có thể dủ lòng thương anh; anh ý thức và tin tưởng thái độ của Đức Giê-su đối với anh sẽ khác với thái độ của đám đông. Với tất cả ý thức và tự do, anh đã lớn tiếng nói lên khát vọng của mình. Để vượt qua áp lực của đám đông, anh phải rất xác tín, rất khao khát và bày tỏ nỗi khát khao đó ra bên ngoài.
Thái độ này tạo nên sự khác biệt giữa anh mù và đám đông sáng mắt. Đám đông nườm nượp đi theo Đức Giê-su nhưng có thể chỉ là một sự tò mò, ham vui. Trong đám đông, chắc hẳn cũng có những người biết mình đáng được xót thương, nhưng họ không tin tưởng vào quyền năng Đức Giê-su hoặc là không thực sự khao khát được đoái thương. Cũng có thể họ tin và khao khát nhưng lại ngại thể hiện niềm tin và khao khát của mình.
Lạy Chúa, xin cho con luôn ý thức tình trạng yếu đuối và đáng xót thương của mình. Chúng con đang cần một bàn tay nâng đỡ, một lời nói ủi an. Xin cho con luôn xác tín vào quyền năng của Người và can đảm bày tỏ niềm xác tín đó trong cuộc sống.