Hiển thị các bài đăng có nhãn CN3. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CN3. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN

Thứ Bảy tuần III TN
(Mc 4,35-41)

Giữa trận cuồng phong dữ dội, Đức Giêsu vẫn tựa đầu ngủ yên. Giấc ngủ an lành của một tâm hồn thanh thản sau khi đã cống hiến thời gian và sức lực cho dân chúng. Ai sống với cái tâm trong sáng thì cũng sẽ ngủ với cái tâm an lành dù cho vạn sự xung quanh có biến đổi vô lường. Tốc độ cuộc sống đang dâng cao với sự phát triển của kỹ nghệ, áp lực cuộc sống như trận cuồng phong vây kín mọi tâm hồn, chúng ta hãy học cùng thầy Giêsu để có được cái “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”. có Thầy Giêsu ở cùng, sẽ không có gì lay chuyển được ta!

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

GIA ĐÌNH ĐỨC TIN

Thứ Ba, Tuần III TN (Mc 3,31-35)
Đức Giê-su rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói : "Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi."
Đi từ cuộc sống: Tình cờ tôi gặp em, một bé trai chỉ mới học lớp sáu. Thế nhưng dáng ngồi trầm tư nhìn về nơi xa xăm cùng đôi mắt u buồn đã gây ấn tượng mạnh nơi tôi. Tôi hỏi thăm, em đưa sấp vé số ra để giới thiệu “nghề nghiệp” của mình. Thì ra cha em đã mất trong một tai nạn. Mẹ em đã bỏ ra đi. Em đang sống với bà ngoại. Ban ngày đi bán vé số, ban đêm đi học. Giờ tôi đã hiểu, đàng sau dáng ngồi đó là một sự thiếu vắng: thiếu vắng một gia đình.
Lời Chúa soi đường: Lời Chúa hô nay cho thấy bên cạnh gia đình theo huyết thống, mỗi người chúng ta còn có một gia đình khác nữa: gia đình của đức tin. Gia đình huyết thống có thể thiếu vắng một bóng dáng thân yêu nào đó nhưng gia đình đức tin thì không. Gia đình đó được Thiên Chúa quy tụ trong đức tin, ai tin và thực thi ý Chúa đều thuộc về gia đình này.
Tận hưởng niềm vui: Chúng ta là một gia đình: gia đình Giáo hội, gia đình giáo phận, gia đình giáo xứ, v.v.. Gia đình chúng ta luôn có Thiên Chúa là cha, là mẹ chăm lo cho con cái mình. Gia đình chúng ta luôn có nhiều thành viên cùng chung một nguồn gốc, chung một lý tưởng, chung một cùng đích.

Chung lời cầu nguyện: Xin Chúa luôn giúp con ý thức mình có một gia đình. Xin cho càng ngày càng có nhiều người thực thi ý Chúa để thuộc về gia đình Giáo hội.

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

PHẠM ĐẾN CHÚA THÁNH THẦN



Thứ Hai, Tuần IIITN (Mc 3,22-30)
Mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, thì cũng còn được tha. Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời.
Đi từ cuộc sống: Người ta thường nói: Hãy tự cứu mình trước khi người khác cứu. Thánh Augustin thì nói: Thiên Chúa dựng nên con không cần sự cộng tác của con nhưng Thiên Chúa không thể cứu con nếu không có sự cộng tác của con. Cả hai câu nói đều có một điểm chung, đó là con người cần dự phần vào chương trình của Thiên Chúa.
Lời Chúa soi đường: Mọi tội con người phạm đều được tha, kể cả tội phạm thượng nhiều lần. Thế nhưng tội phạm đến Thánh Thần thì không được tha. Đức Giê-su thực hiện mọi việc với quyền năng của Chúa Thánh Thần. Thế mà có những người cố tình không tin, lại còn quy gán cho quyền năng của ma quỷ. Sự cứng tin và quy gán đó là một xúc phạm đến Chúa Thánh Thần. Con người từ chối tin thì Thiên Chúa cũng đành bó tay!
Tận hưởng niềm vui: Đức tin là một hồng ân của Chúa Thánh Thần. Ngày lãnh nhận bí tích Rửa tội, chúng ta đã xin đức tin cùng Hội thánh. Chúng ta đón nhận đức tin trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Đó là một ân huệ lớn lao! Đức tin đó không do công lao của chúng ta nhưng là hồng ân Chúa thương ban cho mỗi người.
Chung lời cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con tin, nhưng xin thêm đức tin cho chúng con, để con luôn cộng tác với Chúa với tất cả niềm tin tưởng chứ không cứng lòng xúc phạm đến Chúa Thánh Thần.

ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI



Chúa nhật III TNA – giới trẻ (Mt 4,12-23)
Kính thưa cộng đoàn, bài Tin Mừng hôm nay cho ta biết hoàn cảnh Đức Giê-su bắt đầu rao giảng Tin Mừng: đó là khi nghe tin ông Gioan Tẩy giả bị nộp, Đức Giê-su lánh qua miền Galilê và bắt đầu rao giảng tại đó.
Galilê là nơi ở chủ yếu của hai chi tộc Dơvulun và Náptali. Vào thế kỷ thứ 8 trước Chúa giáng sinh, vùng đất này bị quân Átsua xâm chiếm và kể từ đó, nó là nơi ở hỗn tạp của dân Do thái với dân ngoại. Đây có thể coi là một sự thất bại, một nỗi nhục đối với người Do Thái. Cụm từ “miền đất của dân ngoại” là kiểu nói mỉa mai, ám chỉ một miền đất bị loại trừ, bị Thiên Chúa bỏ quên. Thế nhưng chương trình của Thiên Chúa thì khác với suy nghĩ của con người. Thật vậy, từ lâu, tiên tri Isaia đã tiên báo rằng : Thiên Chúa đã hạ nhục Dơvulun và Náptali nhưng sau đó, Người sẽ làm cho đất này nên vẻ vang. Đoàn dân đang ngồi trong bóng tối tăm sẽ được một ánh sáng chiếu soi. Một ánh sáng kỳ diệu sẽ mang lại niềm vui và hy vọng cho nhiều Người. Ánh sáng đó đã được thánh sử Matthêu quy hướng về Đức Giê-su. Thực vậy, Đức Giê-su đã chọn Dơvulun và Naptali để bắt đầu công cuộc loan báo Tin Mừng của Người. Sự xuất hiện của Đức Giê-su, những lời giảng dạy, những phép lạ Người làm tại Galilê như ánh sáng soi đường, mang lại niềm tin và sức sống cho những ai đang mệt mỏi. Đó cũng chính là niềm vui và hy vọng cho mỗi người chúng ta.

ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI



Chúa nhật III TNA – người lớn (Mt 4,12-23)
Kính thưa cộng đoàn, bài Tin Mừng hôm này tường thuật cho ta biết hoàn cảnh Đức Giê-su bắt đầu sứ vụ của Người. Đó là khi nghe tin ông Gioan Tẩy giả bị nộp, Đức Giê-su lánh qua miền Galilê và bắt đầu rao giảng tại đó. Tại sao Đức Giê-su không bắt đầu rao giảng ở Giuđa là trung tâm đời sống tôn giáo và chính trị của Israel, trái lại Người lánh về miền Galilê là “vùng đất của dân ngoại”? Sự lựa chọn của Đức Giê-su có ý nghĩa gì?
Galilê là nơi ở chủ yếu của hai chi tộc Dơvulun và Náptali. Vào thế kỷ thứ 8 trước Chúa Giê-su, vùng đất này bị quân Átsau xâm chiếm và kể từ đó, nó là nơi ở hỗn tạp của dân Do thái với dân ngoại. Đây có thể coi là một sự thất bại, một nỗi nhục đối với người Do Thái. Cụm từ “miền đất của dân ngoại” là kiểu nói mỉa mai, ám chỉ một miền đất bị loại trừ, bị Thiên Chúa bỏ quên. Thế nhưng chương trình của Thiên Chúa thì khác với suy nghĩ của con người.