Hiển thị các bài đăng có nhãn CN30. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CN30. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

HÃY KÝ THÁC ĐƯỜNG ĐỜI CHO CHÚA

Thứ 7 tuần XXX TNC (Lc 14, 1.7-11)
Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 14, 11).
Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu không nhằm dạy ta một nghệ thuật sống: chọn cái này để được cái kia. Chọn chỗ cuối để được mời lên chỗ vinh dự. Chúa mời gọi ta hãy có lòng khiêm nhường thực sự. khiêm nhường như chính Chúa đã làm gương cho chúng ta. Khiêm nhường thực sự là phó thác đời mình trong tay Chúa. Chỉ có Chúa mới biết vị trí nào phù hợp và tốt cho ta.
Những vị trí ta tự tìm lấy có thể là ảo tưởng. Để đạt được vị trí đó, đôi khi ta phải “xô đẩy” người khác để chen chân vào. Thậm chí, có khi ta còn dùng người khác như viên đá lót đường, như bàn đạp để ta tiến bước. Có thể ta sẽ đạt được những vị trí như mình mong ước nhưng chắc chắn nó sẽ không bền. Người khác cũng sẽ tìm cách để kéo ta xuống.
Cũng có thể có những người khác đưa ta vào một vị trí nào đó. Ta có một nhóm người ủng hộ để nâng ta lên, đưa ta vào vị trí ta thích. Thế nhưng, người ủng hộ ta cũng có giới hạn. Cũng sẽ có nhóm người khác không ủng hộ ta, họ cũng sẽ tìm cách đưa ta xuống để đưa người khác lên. Do vậy, vị trí đó cũng sẽ không bền.

Có một vị trí khác sẽ bền vững hơn, đó là vị trí ta để cho Chúa xếp đặt: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, chính người sẽ ra tay”. 

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA KHÔNG GIỚI HẠN

“Trông thấy bà, Đức Giêsu gọi lại và bảo: “này bà, bà đã được giải thoát khỏi tật nguyền” (Lc 13,12) Lòng thương xót của Thiên Chúa không chờ đợi con người phải kêu xin, Ngài cũng không cần hỏi han thăm dò. Đúng hơn, Ngài thấy và chạnh lòng thương. Ngài tự động bày tỏ lòng thương xót. Xin lòng thương xót Chúa chạm đến tâm hồn chúng con.

Đến với lòng thương xót Chúa

Lòng thương xót của con người
Một anh mù, hằng ngày ngồi bên vệ đường để xin lòng thương xót của người khác. Có lẽ lòng thương xót của mọi người cũng đủ nuôi sống anh qua ngày. Thế nhưng từ trong sâu thẳm tâm hồn, anh vẫn khao khát. Một khao khát mà chỉ có lòng thương xót của Thiên Chúa mới có thể khỏa lấp.
Do vậy, khi vừa nghe nói Đức Giêsu đang đi ngang qua, anh liền kêu lớn tiếng. Bị đám đông ngăn cản, anh không nhụt chí nhưng càng kêu lớn tiếng: Lạy ông Giêsu, con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!
Nếu bằng lòng với lòng thương xót của mọi người, có lẽ suốt đời anh cũng chỉ là “ngồi bên vệ đường”. Thế nhưng anh mù Ba-ti-mê đã dám đứng lên, vứt bỏ áo choàng (là gia tài và là “đồ nghề” của anh) để đến với lòng thương xót của Đức Giêsu. Chính những hành động dứt khoát này đã thể hiện niềm tin của anh vào lòng thương xót của Đức Giêsu.
Kính thưa ông bà anh chị em, chúng ta có cần đến lòng thương xót của Chúa và của người khác giống như anh mù Ba-ti-mê? Chúng ta đang sống trong xã hội mà nhiều người có của cải dư dật, họ suốt ngày sống trong bốn bức tường mà chẳng cần đến người khác. Họ không cần đến lòng thương xót của người khác và do đó cũng chẳng quan tâm đến người khác. Nếu chúng ta không cần đến lòng thương xót của người khác thì khó mà hiểu và trao ban lòng thương xót cho người khác.
Thực ra, không ai giàu đến độ không cần đến người khác và cũng không ai nghèo đến mức không có gì để trao ban cho người khác. Cộng đồng nhân loại là cộng đồng của liên đới và hiệp thông. Do đó, chỉ những ai sống khép kín, kiêu ngạo mới không cần đến lòng thương xót của người khác. Ai khiêm tốn nại đến lòng thương xót của anh chị em mình thì mới có khả năng hiểu được anh chị em mình cũng cần lòng thương xót nơi chúng ta. Thực thi lòng thương xót cũng là cách thức thể hiện hình ảnh cao quý của Thiên Chúa nơi con người.
Lòng thương xót của Thiên Chúa
Thiên Chúa là Đấng Từ Bi và Nhân Hậu, Người chậm giận và giàu tình thương” (Tv 103,9). Anh Ba-ti-mê đã nhận ra tình trạng mù lòa của mình để “đứng đậy”, “chạy đến” với lòng thương xót của Chúa. Thế còn chúng ta, chúng ta có nhận ra tình trạng mù lòa của mình? Đôi mắt thể xác chúng ta tuy sáng nhưng đôi lúc chúng ta mù lòa trước tình yêu của Thiên Chúa, mù lòa không nhận ra tội lỗi của mình, mù lòa trước nhu cầu của người khác. Vậy, mỗi người chúng ta cũng phải can đảm “đứng lên”, dứt khoát rời bỏ tình trạng cũ kỹ của mình để chạy đến với lòng thương xót Chúa. Thậm chí, dù cho “đám đông” có ngăn cản chúng ta thì cũng đừng tuyệt vọng, đừng nhụt chí, đừng bỏ cuộc nhưng hãy giữ vững niềm tin, vững lập trường và vững quyết tam đến với lòng thương xót Chúa. Chắc chắn với những hành động thể hiện niềm tin như thế, Chúa sẽ không ngoảnh mặt làm ngơ!
Chúng ta có thể đến với lòng thương xót Chúa bằng nhiều cách thức khác nhau. Đó có thể là sám hối và thay đổi nếp sống, có thể là tham gia các giờ kinh nguyện kính lòng thương xót Chúa, là đến với các Bí tích, nhất là Bí tích Hòa giải. Một khi đã đón nhận lòng thương xót Chúa, chúng ta hãy trở nên những sứ giả của lòng thương xót Chúa.
Anh mù đã được lòng thương xót Chúa chạm đến, anh được chữa lành và dứt khoát theo Chúa trên con đường lên Giê-ru-sa-lem. Ước gì mỗi người chúng ta, mỗi gia đình chúng ta cũng được “chạm đến” lòng thương xót Chúa, được cảm nhận sự ngọt ngào của ân sủng Chúa và nhờ đó theo Chúa trên con đường ban phát lòng thương xót. Ước gì mỗi người chúng ta đều trở thành những sứ giả nhiệt thành của lòng thương xót Chúa, nhờ đó, mọi người có thể cảm nhận được lòng thương xót của Chúa và của anh chị em mình giữa một xã hội đầy vô cảm như hiện nay. Amen.

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

SỰ THINH LẶNG HÈN NHÁT (x. Lc 14,1-6)



Thứ 6 tuần XXX TN

Đức Giêsu lên tiếng nói với các nhà thông luật và những người Pha-ri-sêu : "Có được phép chữa bệnh ngày sa-bát hay không ?" Nhưng họ làm thinh.
Sự hèn nhát thể hiện ngay ở thái độ. Những người Pha-ri-sêu chủ động dò xét Đức Giêsu nhưng khi được hỏi thì họ chỉ biết làm thinh. Họ làm thinh vì không bào chữa được cho luật mà cũng không dám “vượt rào”. Luật đã là một thói quen trói buộc đời sống họ hàng ngày khiến họ không dám nghĩ khác và làm khác. Vì thế, đời sống họ cũng chẳng có gì mới mẻ, hấp dẫn ngoài việc “rình xem” người khác có lỗi luật hay không.
Đó không phải là lối sống của người Kitô hữu. Luật trọn hảo chính là luật bác ái: “Ai yêu thương thì chu toàn lề luật”. Chúng ta được mời gọi không phải để lặng thinh nhưng để lên tiếng, tiếng nói của yêu thương và sự thật.

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

TÌNH CHÚA



Phản xạ tự nhiên của tình mẫu tử, khi thấy nguy hiểm, gà mẹ gọi con và giang đôi cánh che chở bảo vệ. Con vật đã thế huống chi con người và Thiên Chúa.
Biết bao người mẹ luôn lặng thầm hy sinh cho con cái, nhiều khi quên cả sự hiện diện và nhu cầu của bản thân mình. Thế nhưng, nhiều đứa con lại chỉ mong muốn “thoát khỏi” vòng tay mẹ.
Thiên Chúa cũng yêu thương con người đến hy sinh cả Người Con Một trên thập giá, thế nhưng bao năm con người vẫn nguội lạnh thờ ơ, thậm chí từ chối, xúc phạm và phỉ báng Người: “Giêrusalem, đã bao lần Ta muốn tập hợp con cái ngươi lại như gà mẹ tập hợp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu” (Lc 13,34).
Lạy Chúa, xin giúp con biết khiêm tốn nương mình dưới cánh tay Chúa!
  

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

ĐƯỜNG HẸP



Thứ 4 tuần XXX TN
Thành công nào mà chẳng qua chông gai! Thiếu chông gai, đó chỉ là sự dễ dãi của cuộc đời dành cho bạn, nó chỉ đến một lần và không làm nên giá trị của bạn.
Đường hẹp thì chẳng mấy ai đi bởi sỏi đá gồ ghề, núi non hiểm trở. Đường hẹp đòi hỏi hy sinh và phấn đấu đến cùng. Thế nhưng cuối con đường hẹp là Nước Trời rộng mở.
Nước Trời chỉ dành cho những ai can đảm chọn con đường hẹp để phấn đấu mỗi ngày: Hãy vác lấy thập giá mình hằng ngày mà theo Ta.
Xin Chúa giúp con nhận ra những giá trị đích thực để phấn đấu đạt được chứ đừng nuông chìu bản thân mà làm hại chính mình. Amen.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Mâu thuẫn giữa ngôn sứ và nhà cầm quyền (Lc 13,31-35)

Tuần 30 - Thứ Năm

Có mấy người Pha-ri-sêu đến thưa Đức Giê-su rằng : "Xin ông đi ra khỏi đây, vì vua Hê-rô-đê đang muốn giết ông !" Người bảo họ : "Các ông hãy đi nói với con cáo ấy thế này : 'Hôm nay và ngày mai tôi trừ quỷ và chữa lành bệnh tật, ngày thứ ba tôi hoàn tất. Tuy nhiên, hôm nay, ngày mai và ngày mốt, tôi phải tiếp tục đi, vì một ngôn sứ mà chết ngoài thành Giê-ru-sa-lem thì không được.'”

Mâu thuẫn giữa các nhà cầm quyền và các ngôn sứ của Thiên Chúa không phải là vấn đề mới mẻ. Ngay từ trong Cựu ước, khi mà “chính quyền” và “giáo quyền” đều do chính Thiên Chúa tuyển chọn và tấn phong, thì cũng đã xuất hiện những mâu thuẫn. Vấn đề cũng dễ hiểu bởi con người đã để cho tự do và tội lỗi thống trị hơn là vâng phục Thiên Chúa.

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Hãy chiến đấu để vào Nước Trời (Lc 13,22-30)

Tuần XXX - Thứ Tư 

Đức Giê-su nói : "Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết : có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được".
Kể từ sau biến cố sa ngã, con người luôn ý thức về thân phận tội lỗi của mình, đồng thời con người cũng ý thức rằng để được hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa thì con người cần phải được cứu độ. Đó là mối bận tâm chung của người Do-thái ngày xưa. Chính vì thế, có người đã đến gặp Đức Giê-su để đặt vấn đề: Những người được cứu thì ít có phải không?
Câu hỏi trên ngầm chỉ một sự tự hào nào đó. Thực vậy, dường như anh ta đã biết phải làm thế nào để được cứu rồi nên vấn đề anh quan tâm là số lượng người được cứu. Suy nghĩ này phản ánh thái độ của người Do-thái lúc bấy giờ nói chung. Họ tự hào mình là dân được tuyển chọn, là dân mà từ đó sẽ sinh ra Đấng Cứu Thế, vậy nên, một chỗ dành cho họ trong Nước Trời là lẽ đương nhiên!