Hiển thị các bài đăng có nhãn CN16. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CN16. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

ĐÁM ĐÔNG KHÁT KHAO

“Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì cạnh lòng thương” (Mc 6, 30-34)
Dường như luôn có một đám người rất đông bao quanh Đức Giêsu và các môn đệ. Người đi đâu, họ theo đó. Đôi mắt mòn mỏi, tâm hồn khát mong, đôi tai chờ đợi. Họ thèm được nghe, được thấy, được chạm đến Lời quyền năng, Lời yêu thương và Lời chữa lành.
Đức Giêsu rất thành công, các môn đệ xem ra cũng thành công, thế nhưng đám đông thèm khát vẫn luôn hiện diện bên cạnh các ngài.
Ngày nay vẫn thế, bên cạnh mỗi người Kitô hữu, vẫn luôn có một đám đông thèm khát như thế.
Ai sẽ khỏa lấp nỗi khát mong của họ? Mỗi Kitô hữu đều được mời gọi trở thành cộng tác viên ban phát tình thương của Thiên Chúa.
Vậy đâu là đám đông đang ở bên tôi? Những người nào thuộc phạm vi chăm sóc của tôi? Là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp?

Xin cho con trở nên khí cụ của Chúa trong việc ban phát tình thương và loan báo Tin Mừng. 

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Phúc vì được nghe (Mt 13,10-17)

Tuần XVI - thứ Năm

Trên con đường thanh vắng có hai người bạn cùng tiến bước. Một người nghe văng vẳng đâu đó tiếng chim kêu. Tiến thêm vài bước, anh khẽ mỉm cười khi thấy trên cành cây bên vệ đường có một tổ chim. Khi bước vào khu phố trước mặt, người kia bỗng nghe một tiếng “keng”. Tiến thêm vài bước, anh mừng rỡ thấy đồng xu nằm bên vệ đường!
Cùng đi trên một con đường, nhưng hai người có hai khả năng nghe khác nhau. Bởi đâu có sự khác biệt như vậy? Thưa, bởi mối bận tâm của mỗi người khác nhau. Người nào bận tâm đến chuyện tiền bạc thì sẽ nhạy cảm hơn với “tiếng kêu” của tiền. Người nào quan tâm đến cuộc sống thiên nhiên xung quanh thì dễ nhận ra ‘tiếng nói” của thiên nhiên. Người nào lưu tâm đến gia đình thì dễ nhận ra những hục hoặc trong gia đình. Người nào lưu tâm đến xã hội thì dễ nhận ra những “vết nứt” trong xã hội.
Trong những người nghe Đức Giê-su rao giảng, thấy Đức Giê-su làm phép lạ, có những người không hiểu, không tin. Không phải vì họ không có khả năng nghe nhưng họ nghe với những bận tâm khác. Ngược lại, những ai quan tâm thì nghe với thiện chí, với trọn vẹn con tim, với tất cả khát khao và họ sẵn sàng mở lòng để đón nhận và tin. 
Tai anh em thật có phúc vì được nghe”. Chúng ta vẫn nghe Lời Chúa hàng ngày nhưng Lời Chúa có phát sinh hiệu quả nơi ta? Ta nghe Lời Chúa với mối bận tâm nào? Ta có nhạy cảm với tiếng Chúa nói trong cuộc đời mình hay không?
Xin cho con biết lắng nghe, Lời Ngài dạy con trong cuộc sống…” Amen.

Gia đình Đức Giê-su (Mt 12,46-50)


Tuần XVI - thứ Ba

Với vẻ rón rén, cậu bé tiến lại gần bố và nói: “Thưa bố, con muốn đi tu”. Người bố vẫn trầm ngâm. Đây là lần thứ ba trong ngày thằng bé bày tỏ ước vọng của mình. Ông biết ước vọng của con mình là chính đáng. Thế nhưng…, ông chỉ có mình nó. Nó đi tu, rồi đây ai sẽ dưỡng nuôi ông khi về già? Ai sẽ chăm lo chuyện hương khói khi ông qua đời? Ai sẽ tiếp nối truyền thống của gia đình? Rất nhiều câu hỏi Ai sẽ … vang lên trong đầu ông.
Ngước nhìn lên bàn thờ, ông nhớ lại lời Đức Giê-su nói trong bài Tin mừng sáng nay: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” Câu hỏi cứ văng vẳng trong đầu. Tự nhiên, ông cảm thấy mình gần gũi với Đức Maria hơn. Phải chăng ông đang đồng cảm với Mẹ? Ông tin rằng Đức Giê-su không bất hiếu với Mẹ Người. Ông cũng biết rằng Đức Mẹ sẽ không buồn, vì hơn ai hết, Mẹ là người đã lắng nghe và thực thi Lời Chúa. Vậy còn ông thì sao? Con ông có bất hiếu với ông? Ông có cảm thấy hài lòng?
Đức Giê-su đã chỉ các môn đệ và nói: “Đây là Mẹ tôi, đây là anh em tôi”. Có lẽ các môn đệ đã vui mừng và tự hào lắm! Ồ! Có lẽ Đức Giê-su cũng đang nói với con ông như thế. Vậy thì con ông chắc sẽ vui mừng lắm đây. Còn ông thì sao? À! Phải rồi. Chúa Giê-su đã chẳng nói rằng ai nghe và thực thi Lời Chúa thì cũng là anh em của Người đó sao. Nghe và thực hành Lời Chúa là gì nếu không phải là tán thành ước vọng của con mình. Như thế cả ông nữa, ông cũng là thành viên trong gia đình Thiên Chúa, điều đó chẳng phải cao quý hơn sao!
Nghĩ đến đó, ông khẽ mỉm cười và gật đầu. Mắt cậu bé bỗng sáng rực: “Bố đồng ý rồi nhé!” Lần này ông mỉm cười và gật đầu mạnh hơn. Cậu bé sà vào lòng bố với niềm vui khôn tả. Vậy là cậu có thể thực hiện lý tưởng của mình rồi. Chạy nhanh đến bàn thờ, cậu cảm ơn Chúa, cảm ơn Đức Mẹ đã nhận lời nguyện xin của cậu trong mấy ngày qua.