Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

TRƯỞNG THÀNH TRONG ĐỜI TU: QUÀ TẶNG HAY ÂN SỦNG (3)

Lớp Tập Tôma thiện (O.P.) chuyển ngữ từ tác phẩm “Conformity with Jesus”, Spiritual Itinerary of Religious của tác giả Joseù Cristo Rey García Paredes, CMF.
         3.    KHAO KHÁT VÀ NỖ LỰC CHIẾN ĐẤU
        Người tu sĩ phải khao khát và hăng hái kiếm tìm ân huệ của sự công chính Nước Trời ; ở giữa và cùng với dân Chúa, người tu sĩ phải nỗ để kín múc lấy ân sủng của sự trưởng thành tròn đầy nơi Đức Kitô.
         3.1.      Tầm quan trọng của khao khát
         Chúng ta phải nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “khao khát”. Khao khát nghĩa là để ân sủng của Thiên Chúa quyến rũ mọi động lực cá nhân của chúng ta, để chúng ta chuyển động lực đó đến với ân sủng và để cho ân sủng dẫn dắt. Nuôi dưỡng những khát khao tốt là con đường đúng đắn nhất để đón nhận trải nghiệm của ân sủng. Những khát khao tốt được nuôi dưỡng bởi những ai không quên đi lời họ đã nghe được, và luôn chiêm niệm những ân sủng Chúa, đồng thời nỗ lực để không đánh mất sự chiêm ngắm những dấu vết của Thiên Chúa qua lịch sử. Trong phạm vi nào đó, khi ân sủng Thiên Chúa luôn được duy trì qua việc chiêm ngắm và thấu hiểu ; ở cùng phạm vi đó, thì ân sủng ấy được khát khao chiêm niệm sâu hơn. Khao khát đánh thức một tình yêu mãnh liệt. Khao khát làm cho lời cầu nguyện được thốt ra. Như thánh Âu-Tinh đã viết :
Tại sao Người muốn chúng ta cầu nguyện, trong khi Người biết trước những gì chúng ta cần khi chúng ta xin Người, có thể làm chúng ta lúng túng, bối rối nếu chúng ta không nhận ra rằng Thiên Chúa không quan tâm những gì chúng ta muốn (vì Ngài không thể không biết), nhưng đúng hơn là muốn chúng ta luyện tập sự khao khát nhiều hơn qua lời cầu nguyện, ngõ hầu chúng ta có thể lãnh nhận những gì Người đang chuẩn bị cho chúng ta. Ân huệ của Người quả thực vô cùng lớn lao, nhưng khả năng của chúng ta thì quá nhỏ bé và giới hạn để nhận lãnh. Đó là lý do tại sao chúng ta được khuyên rằng : hãy gia tăng những khát khao của anh em…[1]
3.2.      “Cầu nguyện phải khao khát”. Lời cầu nguyện là một sự khao khát được bày tỏ trước Thiên Chúa.
Thăng tiến trên con đường của Chúa được khởi đi khi chúng ta đáp lại ân huệ vô tận của Thiên Chúa bằng những khát vọng thánh, khi chúng ta chấp nhận mình để ân sủng thử thách và dẫn dắt. Khao khát là điều kiện con người cần có để bước theo Chúa. Đó chính là một chiều kích của đức tin.
Việc này không do chúng ta thúc ép Thiên Chúa để Người kêu gọi chúng ta tới ơn gọi cao quý : hãy chia sẻ trong sự công chính của Chúa Giêsu và trong sự viên mãn của dân Thiên Chúa. Chẳng phải do lòng đạo đức của chúng ta, nhưng ơn gọi mới là nguyên nhân để ân sủng của sự công chính tuôn trào, nhờ đó Thiên Chúa Cha tha thứ tội lỗi cho chúng ta và chuyển thông sự công chính của Ngài cho chúng ta. Chúng ta không chỉ có tội. Nhưng chúng ta còn là những tội nhân. Những thành quả chúng ta đạt được không thể giúp chúng ta kín múc được ân huệ của sự tuyển chọn và công chính. Chỉ có tình yêu Đức Kitô dành cho chúng ta, nhờ vào việc Người nối kết mật thiết chúng ta với chính Người đến độ Người biến đổi chúng ta thành thân thể Người, đến độ Người kết hợp với chúng ta trong chính Người, mới có thể giải thích cho sự tuyển chọn và sự công chính của chúng ta[2]. Chính Người đã yêu chúng ta trước, và chết vì chúng ta khi chúng ta còn là những tội nhân, khi chúng ta còn là thù địch của Người (x. Rm 5, 6-10).
Nhận thức về sự bất lực của chúng ta để nhận lấy con đường theo Chúa Giêsu và để giữ vững niềm tin vào con đường ấy, ngay cả khi chúng ta đã bắt đầu khởi hành. Con đường này dẫn chúng ta đến việc khẳng định sự ưu việt của ân sủng trong cuộc sống, để tuyên xưng rằng “chúng ta có gì mà chúng ta đã không lãnh nhận” (x. 1Cr 4, 7). Vậy người ta được chọn không phải vì muốn hay chạy vạy, nhưng vì được Thiên Chúa thương xót” (Rm 9, 16). Chỉ khi Thiên Chúa tỏ lòng thương xót cho chúng ta (dấu chỉ), chúng ta mới có thể đáp lại lời mời gọi của Người (nghe theo). Thật cần thiết để chờ đợi “giờ của Chúa”, khi Người đứng trước cửa và gõ (x. Kh 3, 20). Khi mọi thứ dựa trên ân sủng của Thiên Chúa, thì chúng ta phải chắc chắn “tin rằng Đấng đã bắt đầu thực hiện nơi anh em một công việc tốt lành như thế, cũng sẽ đưa công việc đó tới chỗ hoàn thành cho đến ngày Đức Kitô Giêsu quang lâm” (CC 51 ; x. Phil 1,6). Kiên trì trong ơn gọi của chúng ta và trong hành trình bước theo và trưởng thành, là ở trong tay Chúa. Khát khao và luôn tin tưởng vào lời hứa của Người sẽ mở lòng chúng ta để lãnh nhận ân sủng cực trọng.
Có thể nào diễn ra trong chính chúng ta kế hoạch bước theo và bắt chước Chúa Giêsu, mà Tin Mừng mời gọi chúng ta ? Đối với con người thì không thể ; nhưng với Thiên Chúa thì có thể. Nó vượt xa điều này : không chỉ là vấn đề của khả năng. Thiên Chúa đã hứa với chúng ta rằng Người sẽ dẫn chúng ta vượt lên trên tình yêu nhưng không của Người, để đến với việc theo Chúa Kitô cách tròn đầy. Điều duy nhất chúng ta có thể đóng góp cho hành trình này là sự đón nhận và khao khát của chúng ta. Mọi sự đều tùy vào Chúa Thánh Thần, Người hoạt động trong Hội thánh và trong thế giới như Đấng trung gian. Chúng ta vượt thật xa khỏi những quan điểm của phái Pelagiô[3], vì họ hiểu tâm linh theo thuật ngữ “sự quan sát”“công việc”.
Đời tu là một “con đường”, một hành trình : bước đi trong tính mới mẻ của cuộc đời, tiến trên con đường của Thiên Chúa.
Trong sách Công Vụ Tông Đồ, những người Kitô hữu tiên khởi được mô tả như “những người thuộc về Con Đường”[4]. Những người sùng đạo thuộc Quram cũng đã gọi giáo phái của họ là “con đường”[5]. Thật không dễ để xác định ý nghĩa chính xác của từ ngữ này ; nhưng dường như từ ngữ này có hai ý nghĩa : luân lý và thần học cứu thế. Các môn đệ của Chúa Giêsu tự xem mình buộc phải thành toàn những đòi hỏi của “đường công chính” (Mt 21, 32) ; hơn nữa, họ tin rằng Chúa Giêsu đã đặt để họ vào một con đường cứu độ mới[6].
Chúng ta đang tiến trên con đường đó. Theo Đức Kitô là động lực và là mạo hiểm, và mỗi ngày mở ra những chặng đường mới cho chúng ta khám phá. Chúng ta phải thấy rằng chúng ta được quyết định để bước trên con đường đúng đắn : “hãy đặt tâm lòng ta vào Chúa”. Những bậc thầy về đời sống tâm linh cho chúng ta biết về hành trình nội tâm mà chúng ta phải theo cho đến khi chúng ta đạt đến đích điểm của ơn gọi, là luôn gắn bó chặt chẽ và nên một với Đức Giêsu Kitô.
Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu là biểu tượng của con đường này dưới hình ảnh về bảy căn phòng mà linh hồn lần lượt đi qua cho đến khi nó đạt đến sự nghỉ ngơi trong căn phòng cuối cùng. Thánh Gioan Thánh Giá lại cho thấy hành trình tâm linh như “việc leo núi Carmel”, vốn có thể xảy ra khi linh hồn để mình được thanh khiết, tinh tuyền trước những ham muốn và tự mở ra với ân sủng, nhờ vào việc dứt bỏ và chiếm đoạt. Trong những khóa Linh Thao của mình, thánh Inhaxiô Loyola lại đưa ra một một kiểu mẫu khác về hành trình tâm linh, để đạt đến mục đích đồng nhất hoàn toàn với thánh ý Thiên Chúa.
Có phải mỗi cộng đoàn chúng ta đều có một linh đạo riêng biệt và có tính đoàn sủng ? Trước hết, linh đạo của chúng ta là cùng một con đường như là con đường của Hội thánh : trong, cùng và qua Hội thánh, chúng ta theo Chúa Giêsu về phương diện lịch sử. Linh đạo nền tảng này được nêu rõ qua mỗi đặc sủng, chẳng hạn dòng Carmelo hay Inhaxio qua những kiểu mẫu giáo dục, đoàn sủng được cụ thể hóa. Những nghiên cứu được tìm thấy nơi những vị sáng lập của chúng ta cho thấy rằng các vị đã theo đường hướng thăng tiến tâm linh cụ thể mà một vài chặng đường tiến triển khác được phân định rõ. Chẳng phải con đường này cũng giống kiểu mẫu nguyên thủy cho linh đạo cộng đoàn của chúng ta ? Chẳng phải chúng ta sẽ tìm thấy nơi đó những đặc điểm to lớn qua linh đạo của chúng ta như một cộng đoàn với những tiến trình khởi đầu và tiến triển liên tục ? Có một vài nỗ lực được đẩy mạnh trong hệ thống hóa giáo dục tâm linh tại một vài học viện tu trì nhưng dù cho tiến xa hơn, chúng cũng chỉ được mô tả như mơi bắt đầu hay phôi thai. Trong tương lai, đây sẽ phải là một nhiệm vụ ưu tiên.



[1] St. Augustine, Letter to Proba, Ep. 130: 8, 15, 17 – 9, 18: CSEL 44, 56-57, 59-60.
[2]Người đã cứu độ và kêu gọi chúng ta vào dân thánh của Người, không phải vì công kia việc nọ chúng ta đã làm, nhưng là do kế hoạch và ân sủng của Người. Ân sủng đó, Người đã ban cho chúng ta từ muôn thuở trong Đức Ki-tô Giê-su” (2 Tm 1, 9)
[3] Theo từ điển Triết Thần : Người theo Chủ nghĩa Pelagiô, Pelagius [dị thuyết do Pelagius (354?~418?) chủ xướng cho rằng ở bước đầu ngoài Thánh Sủng, con người vẫn có thể tự lực đến với ơn cứu độ].
[4] X. Atcs 9, 2; 19, 9.23; 22, 4; 24, 14. 22.
[5] X. 1 QS IX 18f.
[6] X. Hb 16, 17; Jn 14, 16.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét