Ngày 8: Cầu cho các Anh chị em trong Dòng đã qua đời
Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành.
Kính thưa cộng
đoàn,
Hiệp thông là
một mầu nhiệm lớn của Giáo hội. Chính vì để nhắc nhở con cái mình
ý thức và sống sâu sắc hơn sự hiệp thông này, Giáo hội đã dành
tháng cuối cùng của năm phụng vụ để suy
niệm, cử hành và sống mầu nhiệm này.
Lời cầu
nguyện của Đức Giê-su trong bài Tin Mừng hôm này cũng làm nổi bật lên
chiều kích của sự hiệp thông này. Thực vậy, đây là một lời nguyện rất đẹp, giàu ý nghĩa và đầy cảm
xúc. Lời đó không chỉ làm nổi bật lên mối tương quan độc nhất vô
nhị giữa Đức Giê-su và Chúa Cha mà Đức Giê-su còn cầu xin để đưa các
môn đệ vào trong mối tương quan đó. Lời cầu nguyện của Đức Giê-su nghe
thật tha thiết: “Con không chỉ cầu nguyện
cho những người này (tức là các môn đệ), nhưng còn cho những ai nhờ lời họ
mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha, để họ
cũng ở trong chúng ta.”
Còn gì hạnh
phúc bằng, còn gì an ủi hơn nữa khi chúng ta được chính Đức Giê-su
cầu xin cùng Chúa Cha để gìn giữ,
thánh hiến và đưa chúng ta vào thông dự mầu nhiệm nên một giữa Người với Chúa Cha.
Đức Giê-su cầu nguyện tiếp: “Lạy Cha,
con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con.”
Các môn đệ là
ai, những người tin là ai, những người được thánh hiến, những người
mà Chúa Cha đã ban cho Đức Giê-su là ai nếu không phải là những người
đã đến trần gian này, đã mang lấy thân phận con người, đã lãnh nhận
phép rửa, đã tin vào Đức Giê-su, và đã từ giã cõi trần này trong
đức tin. Đặc biệt hơn nữa, họ là những người khi còn sống đã được
thánh hiến và hiệp thông với nhau trong cùng một lời khấn, một tổ
phụ, một linh đạo và một sứ vụ.
Kính thưa cộng
đoàn, hôm qua, chúng ta đã hân hoan mừng kính các thánh trong dòng, hôm
nay chúng ta lại tưởng nhớ để cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời
nhưng chưa được hưởng nhan thánh Chúa. Hôm qua chúng ta xin các thánh
chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta và hôm nay chúng ta xin Chúa đoái
thương đến các linh hồn. Mặc dù chúng ta tách ra thành hai ngày lễ
riêng biệt nhưng mầu nhiệm hiệp thông thì trọn vẹn trong cả hai. Lời
khấn dòng đã liên kết tất cả nên một, không chỉ trong cuộc sống trên
dương thế mà thôi nhưng ngay cả sau khi đã qua đời.
Sự liên đới
này không chỉ được thể hiện qua lời trăn trối của cha thánh, rằng
“sau khi qua đời, cha sẽ còn bênh đỡ anh em”, nhưng còn để lại dấu ấn rất
nhiều trong lịch sử dòng. Ở đây, con chỉ xin trích lại 2 câu chuyện
trong phần 5 của cuốn “đời sống anh em” là phần nói về những anh em
đã qua đời. Câu chuyện thứ 1 kể về đôi bạn thân là cha Henry và cha
Giođanô. Theo thói quen, các anh em hay xin phép lành của Bề trên trước
khi đi giảng. Thế nhưng, chuyện kể rằng sau khi cha Henry qua đời, cha
Giođanô hầu như không bao giờ xin phép lành nữa bởi vì cha thấy cha Henry luôn
đứng bên cạnh mình cùng với các thiên thần và đã ban phép lành cho cha rồi.
Câu chuyện thứ
2 kể về một cha bề trên nọ, trong khi đi dạo trong hành lang tu viện thì
một thầy trợ sĩ vừa mới qua đời hiện ra cầm lấy tay cha và nói: “Thưa cha bề trên,
xin hãy nói với các anh em rằng, họ đang làm hại con, vì không trả món nợ mà họ
đã mắc với con.” Bấy giờ cha bề trên nhận ra giọng nói ấy và cảm thấy có bàn
tay ai đó đang kéo mình, nhưng lại không nhìn thấy ai. Hốt hoảng, cha triệu tập
anh em đến phòng hội và kể với họ những gì cha vừa nghe được, sau đó, cha
phát hiện ra rằng nhiều anh em chưa đọc kinh theo bổn phận (tức là bổn
phận tham dự thánh lễ và đọc kinh cho anh em qua đời theo hiến pháp).
Vì thế, cha bề trên cảnh cáo họ đừng trì hoãn việc giúp đỡ người anh em của
mình đang chịu đau khổ.”
Kính thưa cộng
đoàn, phần 5 của cuốn sách còn nhiều câu chuyện khác rất hấp dẫn,
nhưng thiết tưởng hai câu chuyện trên cũng đủ để nói lên sự hiệp thông
và liên đới của anh em Đa Minh đối với linh hồn các anh em mình là như
thế nào. Thời gian còn lại của tháng 11 có lẽ quá đủ để mỗi người
chúng ta nhìn lại xem bổn phận của mình đang được thực hiện như thế
nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét