Ngày 12: Kính Danh Thánh Đức Ma-ri-a
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi5LXNHcDtUpUVYSdLfnKHDW3kyTo0MHmaf1Cz5PiFx6LJF6AYg3uGUttY-94oec9Sl5x8DAlY-51Oou0p_sQKpOFxSHqGmeW333PtG8QoNNeTt3L_0J4f3eRHR2DHuxCBN-gMCftY4nDQ/s1600/maria.jpg)
Lễ kính Danh Thánh Đức
Ma-ri-a được cử hành trước hết ở Cuenca, Tây Ban Nha vào ngày
12/09/1513. Năm 1683, đức thánh cha Innocentê XI cho mừng trong toàn thể Hội
thánh để tạ ơn Chúa và Đức Ma-ri-a vì trận chiến thắng tại Vienne,
chấm dứt đường tiến sang Châu Âu của Hồi giáo. Năm 1970 lễ này không còn
nằm trong lịch phụng vụ cải tổ nhưng lại được tái lập vào năm 2002.
Vậy đâu là ý nghĩa của ngày
lễ này? Xét về tầm nguyên, Ma-ri-a có gốc tiếng Do Thái là Miryam. Đây
là một tên gọi phổ biến và có nhiều cách giải thích khác nhau về
ý nghĩa của tên gọi này. Tuy nhiên, cách giải thích thuyết phục hơn
cả là từ Miryam được ghép từ một từ gốc Ai cập và một từ gốc Do
Thái. Hai từ này ghép lại có nghĩa là “người được Chúa yêu thương”. Tên
này rất hợp với Đức Ma-ri-a, người được thiên sứ Gabriel chào là “kẻ
được Thiên Chúa sủng ái”.
Khi kính Danh Thánh Đức
Ma-ri-a, chúng ta muốn hợp lời với thiên sứ Gabriel và bà Ysave để
ngợi khen Mẹ vì đã được Thiên Chúa đoái thương chọn làm thân mẫu của
Chúa Cứu Thế. Vì thế chúng ta tin rằng Mẹ cũng đang quan tâm đến ơn
cứu độ của mỗi người chúng ta. Đó cũng là ý nghĩa của kinh “Kính
Mừng” trong đó Danh Ma-ri-a được lặp lại hai lần: lần thứ nhất mang
tính chất chúc tụng ngợi ca, còn lần thứ hai thì mang tính chất
khẩn cầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét