Bỗng có một người phong hủi tiến lại, bái lạy
Người và nói : "Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch."
Người giơ tay đụng vào anh và bảo : "Tôi muốn, anh sạch đi." Lập tức,
anh được sạch bệnh phong hủi.
Theo
lẽ thường, đáng ra tác giả Tin Mừng phải chú tâm vào “ước muốn” của
người phong hủi vì anh ta mới là người đang thực sự muốn được chữa
lành. Thế nhưng, cả anh ta, lẫn tác giả Tin Mừng đều nhấn mạnh đến “ý
muốn” của Đức Giê-su. Người phong hủi không nói lên ước muốn của mình
nhưng phó thác cho “ý muốn” của Đức Giê-su. Tác giả nhấn mạnh đến “ý
muốn” của Đức Giê-su để cho thấy Người có thẩm quyền và mong muốn
dùng thẩm quyền đó giải phóng con người.
Bài
Tin Mừng hôm qua kết thúc “Bài giảng trên núi” của Đức Giê-su với sự
nhìn nhận của mọi người: Người giảng dạy như một Đấng có thẩm
quyền. Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su tiếp tục thể hiện thẩm quyền
của mình qua việc chữa lành một người phong hủi. Với việc chữa lành
này, Đức Giê-su Đức Giê-su không chỉ bày tỏ thẩm quyền trong lời nói,
nhưng còn trong việc làm; đó không chỉ là thẩm quyền giảng dạy nhưng còn
là thẩm quyền chữa lành bệnh tật (cũng có nghĩa là thẩm quyền trên
sự dữ, trên tội lỗi). Đức Giê-su không chỉ có thẩm quyền mà còn
muốn dùng thẩm quyền đó để giải phóng con người.
Thiên
Chúa là Đấng Toàn Năng và yêu thương. Vì yêu thương, Người muốn dùng
quyền năng đó để giải phóng con người. Đó là đạo lý chắc chắn của
đức tin. Phần chúng ta, chúng ta có sẵn sàng phó thác đời mình theo
ý muốn của Thiên Chúa hay không? Chúng ta có tìm kiếm và tuân theo ý
muốn của Thiên Chúa hay chúng ta chỉ muốn Thiên Chúa chiều theo ý
riêng của mình?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét