Chuyện thời sự: Sau một trận cãi nhau, anh chồng nhắn tin cho tôi nhờ cầu nguyện. Thế nhưng nội dung tin nhắn của anh là: “Xin thầy cầu nguyện cho vợ tôi thay đổi tính nết, trở nên hiền dịu hơn, quãng đại hơn, biết yêu thương phục vụ hơn.”
Tôi không biết nội dung cuộc cải vả là gì. Tôi cũng không biết ai đúng ai sai. Thế nên tôi không vui lắm với lời đề nghị của anh. Tôi trả lời rằng sẽ cầu nguyện cho cả gia đình anh, nhất là trong năm Tân Phúc Âm hóa gia đình này. Vậy mà anh vẫn cố đề nghị: xin hãy cầu nguyện cho vợ tôi thay đổi!
Chút cảm nghĩ: Để xây dựng bầu khí gia đình, nhất là sau những đổ vỡ, cần phải có sự thay đổi của cả hai. Nếu mình chỉ muốn “người kia” thay đổi mà thôi thì cũng đồng nghĩa với khẳng định: tôi luôn đúng còn “người kia” luôn sai. Với suy nghĩ và thái độ như vậy thì thật khó thay đổi tình hình.
Để đời sống hôn nhân gia đình hạnh phúc, cả hai nên thường xuyên xét lại thái độ của mình, nhất là trong việc đón nhận nhau. Khi đến với nhau, họ đã thề hứa sẽ đón nhận nhau với tất cả sự khác biệt và yếu đuối. Vậy nên, dù cho trong một tình huống nào đó, có thể là do lỗi của chỉ một người, thì người còn lại cũng cần xét lại thái độ đón nhận của mình.
Sự khác biệt và yếu đuối của người này là “món quà” Chúa gửi đến cho người kia. Sống Tin Mừng không phải là lý tưởng gì cao xa, đó là lời mời gọi đón nhận nhau như một chứng tá. “Người kia” sẽ thay đổi nếu “người này” đón nhận họ với tất cả yêu thương. Vì thế, bất chấp lời đề nghị của anh, tôi vẫn thầm cầu nguyện cho hai người!
Tôi không biết nội dung cuộc cải vả là gì. Tôi cũng không biết ai đúng ai sai. Thế nên tôi không vui lắm với lời đề nghị của anh. Tôi trả lời rằng sẽ cầu nguyện cho cả gia đình anh, nhất là trong năm Tân Phúc Âm hóa gia đình này. Vậy mà anh vẫn cố đề nghị: xin hãy cầu nguyện cho vợ tôi thay đổi!
Chút cảm nghĩ: Để xây dựng bầu khí gia đình, nhất là sau những đổ vỡ, cần phải có sự thay đổi của cả hai. Nếu mình chỉ muốn “người kia” thay đổi mà thôi thì cũng đồng nghĩa với khẳng định: tôi luôn đúng còn “người kia” luôn sai. Với suy nghĩ và thái độ như vậy thì thật khó thay đổi tình hình.
Để đời sống hôn nhân gia đình hạnh phúc, cả hai nên thường xuyên xét lại thái độ của mình, nhất là trong việc đón nhận nhau. Khi đến với nhau, họ đã thề hứa sẽ đón nhận nhau với tất cả sự khác biệt và yếu đuối. Vậy nên, dù cho trong một tình huống nào đó, có thể là do lỗi của chỉ một người, thì người còn lại cũng cần xét lại thái độ đón nhận của mình.
Sự khác biệt và yếu đuối của người này là “món quà” Chúa gửi đến cho người kia. Sống Tin Mừng không phải là lý tưởng gì cao xa, đó là lời mời gọi đón nhận nhau như một chứng tá. “Người kia” sẽ thay đổi nếu “người này” đón nhận họ với tất cả yêu thương. Vì thế, bất chấp lời đề nghị của anh, tôi vẫn thầm cầu nguyện cho hai người!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét